Trong số 493 chuyến tàu biển quốc tế cập cảng Việt Nam,ệtNamđứngthứchâuÁvềlượngduthuyềncậpbếnnăkết quả xổ số bóng đá hôm nay cảng Chân Mây đón nhiều nhất với 159 chuyến, kế tiếp là cảng Phú Mỹ với 139 chuyến, cảng Cát Lái xếp thứ ba với 111 chuyến và cuối cùng là cảng Nha Trang đón 72 chuyến.
Ông Farriek Tawfik, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của hãng tàu biển quốc tế Princess Cruises, cho biết Việt Nam có lợi thế bờ biển dài tuyệt đẹp cùng văn hóa địa phương hấp dẫn. Đây được xem là điểm đến hấp dẫn du khách nước ngoài khi muốn di chuyển bằng du thuyền đến Việt Nam. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đường biển của Việt Nam đang được phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu du lịch bằng du thuyền ngày càng tăng, từ đó tạo điều kiện cho các hãng tàu biển quốc tế có thể đưa hàng ngàn du khách trên hành trình du lịch bằng du thuyền đến Việt Nam thuận lợi hơn.
“Trong năm 2018, Princess Cruises ước tính vận chuyển hơn 80.000 du khách quốc tế đến Việt Nam với 6 du thuyền cập bến các cảng Phú Mỹ, Nha Trang, Đà Nẵng và Cái Lân. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng phục vụ và đón được nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam, Việt Nam cần phát triển các dịch vụ đi kèm. Ví dụ như phát triển mạng lưới các xe trung chuyển đón hàng ngàn du khách cùng một lúc, xây dựng các dịch vụ, tiện ích, nhà hàng phục vụ số lượng lớn hàng ngàn khách quốc tế…”, ông Farriek Tawfik cho biết thêm.
Ở chiều ngược lại, nhu cầu du lịch nước ngoài bằng du thuyền của người Việt Nam cũng ngày càng tăng cao. Theo ông Farriek Tawfik, Việt Nam là thị trường có tiềm năng to lớn với 5.900 du khách Việt lựa chọn du lịch bằng du thuyền, chiếm gần 0,2% trong số hơn 4 triệu khách châu Á. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, tạo điều kiện cho nhiều người lựa chọn hình thức nghỉ dưỡng này hơn.
Tương tự, ông Trần Chánh Cường, Giám đốc Golden Star Travel, cho biết du khách Việt ngày càng ưu chuộng hình thức du lịch bằng du thuyền với các hải trình dài. Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng với 1,5 triệu người mỗi năm. Sự gia tăng này và mức độ giàu có của người Việt cũng đã thúc đẩy nhu cầu du lịch cao cấp tại nước ngoài ngày càng tăng. Ngoài ra, tâm lý của người Việt đi du thuyền và cảm thấy vui vẻ, thích thú khi thực hiện hành trình bay đến nơi tập kết du thuyền, sau đó thực hiện chuyến hải trình trên biển để thưởng thức các dịch vụ cao cấp trên du thuyền và đặt chân đến nơi cần đến.
Theo thống kê của Hiệp hội các hãng du lịch tàu biển quốc tế, du khách Việt Nam đi du lịch bằng du thuyền có độ tuổi trung bình là 42 tuổi. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của du khách Ấn Độ trẻ nhất là 37 tuổi và độ tuổi trung bình của du khách Nhật Bản cao nhất là 57 tuổi. Ngoài ra, có gần 80% du khách Việt lựa chọn điểm đến trong khu vực châu Á với hải trình dài từ 4-6 ngày. Trong số các chuyến hải trình dài, Caribbean là điểm đến phổ biến nhất của du khách Việt, tiếp đến là Alaska/Mỹ và châu Âu/Địa Trung Hải.
Hiện nay, thị trường nghỉ dưỡng bằng du thuyền tại châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới với hơn 4 triệu du khách năm 2017. Uớc tính cuối 2018 sẽ có hơn 4,26 triệu du khách châu Á lựa chọn nghỉ dưỡng bằng du thuyền. Trong khi đó, một khảo sát trước đây cũng đã chỉ ra, phải đến 2020, châu Á mới có thể đạt 4 triệu khách du lịch bằng du thuyền nhưng trên thực tế, con số này có thể đạt vào năm 2018./.
Theo TTXVN