发布时间:2025-01-27 15:46:39 来源:88Point 作者:Cúp C2
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015
1. Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.291.342 tỷ đồng (một triệu,ỊQUYẾTPhchuẩnquyếttonngnschnhnướcnăgiải bóng đá pháp hôm nay hai trăm chín mươi mốt nghìn, ba trăm bốn mươi hai tỷ đồng), bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2014 chuyển sang năm 2015, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2014, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Ông Đặng Thế Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đại biểu Quốc hội khóa XIV, phát biểu tại hội trường Quốc hội.
2. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.502.189 tỷ đồng (một triệu, năm trăm lẻ hai nghìn, một trăm tám mươi chín tỷ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016.
3. Bội chi ngân sách nhà nước là 263.135 tỷ đồng (hai trăm sáu mươi ba nghìn, một trăm ba mươi lăm tỷ đồng), bằng 6,28% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.
Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước gồm: vay trong nước 195.900 tỷ đồng (một trăm chín mươi lăm nghìn, chín trăm tỷ đồng); vay ngoài nước 67.235 tỷ đồng (sáu mươi bảy nghìn, hai trăm ba mươi lăm tỷ đồng).
Điều 2. Giao Chính phủ
1. Công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015;
2. Chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị kịp thời khắc phục những hạn chế được nêu trong Báo cáo thẩm tra số 506 ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước và ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015;
3. Kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Báo cáo cụ thể với Quốc hội khi trình báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 về danh sách, mức độ, xử lý sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước 2 năm 2014-2015.
Điều 3. Giám sát thực hiện
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
----------------------------------
NGHỊ QUYẾT
Thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016”
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thành lập Đoàn giám sát
1. Thành lập Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016” và phân công:
- Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát;
- Ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn thường trực;
- Ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn;
- Bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn.
2. Thành phần Đoàn giám sát và Kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Điều 2. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát, các cơ quan, cá nhân có liên quan
1. Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Đoàn giám sát; dự kiến danh sách Ủy viên Đoàn giám sát trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Đoàn giám sát có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2018; trình báo cáo kết quả giám sát để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 5.
4. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giúp Đoàn giám sát về những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.
5. Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát về xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm, tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
6. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương và yêu cầu của Đoàn giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức giám sát về nội dung chuyên đề nói trên tại địa phương và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày Quốc hội thông qua.
相关文章
随便看看