88Point88Point

【đội hình barca 2021】Xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành

xa hoi hoa hoat dong kiem tra chuyen nganhHạn chế tối đa sự chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành
xa hoi hoa hoat dong kiem tra chuyen nganhCó gì đáng lưu ý trong Nghị định về Cơ chế một cửa quốc gia?ãhộihóahoạtđộngkiểmtrachuyênngàđội hình barca 2021
xa hoi hoa hoat dong kiem tra chuyen nganhChính phủ giao nhiệm vụ cho từng bộ về cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành
xa hoi hoa hoat dong kiem tra chuyen nganhGỡ rối cho doanh nghiệp về kiểm tra chuyên ngành
xa hoi hoa hoat dong kiem tra chuyen nganh
Hoạt động KTCN sẽ có sự tham gia của các tổ chức tư nhân. Ảnh: H.Nụ.

Cải cách toàn diện

Theo đại diện Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan, thời gian qua, các bộ, ngành đã thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về KTCN thuộc lĩnh vực quản lý. Một số văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế mới đã được ban hành và đã đưa nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong việc quản lý và KTCN. Đồng thời, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã từng bước triển khai xã hội hóa hoạt động KTCN theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Điểm d Mục III Thông báo số 50/TB-VPCP ngày 5/2/2018.

Tuy nhiên, việc thay đổi phương pháp KTCN chưa được các bộ, ngành triển khai và thực hiện đầy đủ, đồng bộ, thống nhất. Trong đó, việc triển khai có lúng túng, chưa thống nhất dẫn đến có nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật (Khoản 16 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Khoản 3 Điều 40 Luật an toàn thực phẩm quy định cơ quan thực hiện KTCN là cơ quan Nhà nước). Việc ủy quyền của bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp kết quả kiểm tra còn nhiều bất cập. Theo đó, thực hiện kiểm tra nhà nước về chuyên ngành vẫn chưa có cơ sở pháp lý cho việc ủy quyền; không rõ cơ chế giải quyết trong trường hợp người NK không đồng ý với kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức được bộ, ngành chỉ định; phát sinh trường hợp tổ chức được ủy quyền vừa đánh giá sự phù hợp, vừa thực hiện KTCN cấp 2 loại giấy (giấy chứng nhận sự phù hợp và giấy thông báo kết quả kiểm tra) cho cùng một lô hàng.

Nghị định Một cửa ra đời với mục đích tạo cơ sơ pháp lý thống nhất để cải cách toàn diện hoạt động KTCN theo hướng giảm lượng hàng hóa phải KTCN tại khâu thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa, minh bạch hóa công tác KTCN thông qua việc công bố các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra.

Theo đó, đổi mới phương pháp KTCN theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan, nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong KTCN; thực hiện thừa nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa NK từ những quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn cao; rà soát loại bỏ quy định chồng chéo trong hoạt động KTCN; thu hẹp danh mục số lượng mặt hàng phải kiểm tra tại khâu thông quan là điều hết sức cần thiết nhằm cải cách toàn diện hoạt động KTCN trong thời gian tới.

Đặc biệt, tại Điều 21 Nghị định Một cửa quy định nguyên tắc KTCN, theo đó thống nhất KTCN do cơ quan KTCN thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thống nhất nguyên tắc xây dựng danh mục KTCN trước thông quan.

Điểm đáng chú ý của Nghị định Một cửa còn thực hiện xã hội hóa hoạt động KTCN thông qua việc quy định cơ chế tham gia của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định trong KTCN. Việc áp dụng cơ chế xã hội hóa, huy động lực lượng ngoài Nhà nước tham gia hoạt động KTCN sẽ giảm khối lượng công việc phải KTCN của cơ quan KTCN, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Cụ thể hóa trách nhiệm của mỗi bên

Ngoài việc xã hội hóa, huy động lực lượng tư nhân tham gia hoạt động KTCN, Nghị định Một cửa cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức này khi được sử dụng kết quả đánh giá phục vụ quản lý Nhà nước (Khoản 3 Điều 25), chế độ báo cáo, gửi kết quả đánh giá sự phù hợp (Khoản 5 Điều 27). Theo Vụ Pháp chế, tất cả các quy định này dựa trên cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 56 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Khoản 6 Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nghị định Một cửa còn quy định rõ trách nhiệm các bên, cơ chế phối hợp của bộ, ngành trong KTCN (Điều 25, 26, 27) nhằm chuẩn hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa XNK, trong đó phải phân định trách nhiệm của người khai hải quan, cơ quan KTCN, theo đó, việc thực hiện KTCN và chịu trách nhiệm về kết quả KTCN thuộc về cơ quan KTCN.

Cụ thể, đối với người khai hải quan, chỉ được đưa hàng hóa NK thuộc Danh mục KTCN trước thông quan vào lưu thông trên thị trường sau khi có kết quả KTCN và được cơ quan Hải quan quyết định thông quan. Đối với cơ quan KTCN, thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra xác nhận hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuật theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thông báo kết quả KTCN cho người khai và cơ quan Hải quan trong thời hạn quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả KTCN

Nghị định Một cửa cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chuyển đổi phương thức KTCN theo nguyên tắc quản lý rủi ro; ban hành Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN; quy định cụ thể và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia về: cơ quan KTCN, tiêu chí, phạm vi chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; trình tự, thời gian, cách thức thực hiện thủ tục KTCN; điều kiện, tiêu chí miễn kiểm tra, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hồ sơ kết hợp kiểm tra thực tế; danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ, danh mục các mặt hàng đã được chủ động công nhận, thừa nhận lẫn nhau theo điều ước quốc tế…

Nghị định Một cửa cũng khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động KTCN, thống nhất đầu mối quyết định đối với trường hợp một mặt hàng phải tuân thủ nhiều lĩnh vực KTCN do nhiều bộ hoặc nhiều cơ quan trong cùng một bộ quy định.

赞(73148)
未经允许不得转载:>88Point » 【đội hình barca 2021】Xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành