Chiều 11/5,ăngtrưởngkinhtếvùngĐôngNamBộthấphơnmứctăngchungcủacảnướtrận marseille Ngân hàngNhà nước phối hợp với các tỉnh vùng Đông Nam bộ tổ chức hội nghị ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ tại TP.HCM.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4/2023, tăng trưởng kinh tếkhu vực đang có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước. Trong đó, một số tỉnh, thành phố có mức tăng GRDP quý I/2023 ở mức thấp như: TP.HCM tăng 0,7%, Bình Dương tăng 1,15%, Tây Ninh tăng 2,2%, Đồng Nai tăng 3,3% và Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng âm với mức giảm 4,75%.
Ngoài ra, đến hết quý I/2023, khu vực Đông Nam bộ với mạng lưới gần 3.500 chi nhánh tổ chức tài chính, phòng giao dịch nhưng quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn đạt trên 4,1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 huy động toàn quốc, giảm 0,75% so với cuối năm 2022 và thấp hơn mức tăng chung của cả nước quý I là 1,24%. Tín dụng toàn khu vực đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 35% dư nợ toàn quốc, tăng 1,72% so với cuối năm 2022 và thấp hơn mức tăng chung của cả nước quý I là 2,61%.
Hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ”. |
Trong đó, dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản đạt trên 135 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,2% dư nợ tín dụng vùng; ngành công nghiệp và xây dựng đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng, chiếm 26%; ngành dịch vụ đạt khoảng 2,96 triệu tỷ, chiếm 70,8%.
Tín dụng ở các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 633 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 15% dư nợ khu vực; doanh nghiệpnhỏ và vừa đạt 1,04 triệu tỷ đồng, chiếm 25% dư nợ khu vực.
Đặc biệt, tín dụng bất động sảncả nước đạt khoảng 2,67 triệu tỷ đồng, tăng 3,51% so với cuối năm 2022, chiếm 21,83% tổng dư nợ nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 2,12%. Trong đó, dư nợ bất động sản khu vực Đông Nam Bộ gần 1,1 triệu tỷ đồng, giảm 1,74% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng 41,12% tổng dư nợ tín dụng bất động sản.
Có thể thấy, ngoài những mặt tích cực, thời gian qua vùng Đông Nam Bộ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Từ đó dẫn đến thực trạng thị trường bất động sản khu
vực tiếp tục khó khăn cung, cầu; số vốn đăng ký doanh nghiệp thành lập mới giảm và số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng so với cùng kỳ.
Không những thế, giải ngân đầu tưcông còn chậm, đến tháng 4/2023, giải ngân đạt khoảng 10.805 tỷ đồng, đạt 9,26% kế hoạch, thấp hơn mức trung bình cả nước là 15,65%. Trong đó 3 tỉnh, thành phố giải ngân thấp gồm TP.HCM đạt 3,48% kế hoạch, Đồng Nai 11,58%, Bình Dương 13,16%.