【lịch thi đấu bóng đá chấm com chấm vn】Vi khuẩn phế cầu
Trong đó,ẩnphếcầlịch thi đấu bóng đá chấm com chấm vn vi khuẩn phế cầu tuy chỉ có một mà lại xâm hại đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể trẻ. Mẹ hãy lắng nghe “tâm sự” của những "người bạn" trên cơ thể bé về nỗi sợ với “kẻ thù chung” vi khuẩn phế cầu để cùng con chống lại nhé!
Đừng để tương lai các con bị chôn vùi chỉ vì chưa hiểu hết về vi khuẩn phế cầu |
Phổi sợ giảm sút “thiên chức” hít thở vì bệnh viêm phổi
Phổi cùng với các bộ phận khác của hệ hô hấp giúp thiên thần nhỏ của mẹ hít thở bầu không khí trong lành, hấp thụ khí O2 và loại bỏ khí CO2. Ăn uống có thể nhịn, chứ hít thở mà không được thực hiện trong thời gian ngắn thôi là “nguy” ngay. Bởi thế, phổi luôn tự hào vì vai trò của mình.
Phổi không chỉ sợ “Cô Vy”, phổi còn sợ cả vi khuẩn phế cầu luôn nhăm nhe xâm nhập cơ thể nếu bé hít phải khi tiếp xúc với người bệnh thông qua ho và hắt hơi. Lũ vi khuẩn phế cầu mang “ý đồ” làm nhiễm trùng phổi nặng và gây ra bệnh viêm phổi cho bé. Khi phổi bị viêm, cơ thể bạn nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, thở nhanh hoặc khó thở, đau ngực… Con số tỷ lệ tử vong lên đến 50% ở trẻ nhỏ bởi viêm phổi do vi khuẩn phế cầu tin chắc sẽ làm các mẹ giật mình.
“Thủ lĩnh” não và nỗi lo mất khả năng lãnh đạo vì viêm màng não
Biết bao công sức chăm lo, bồi bổ, nuôi dạy mẹ dành cho bé cũng đều vì trông mong não bộ bé tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất, phát triển trọn vẹn, tiếp thu điều hay lẽ phải, cùng bé chinh phục bao ước mơ. Là “thủ lĩnh” của toàn bộ cơ thể, não tất nhiên càng dễ nằm trong “tầm ngắm” của vi khuẩn phế cầu.
Tới gặp bác sĩ để được nghe tư vấn tốt nhất |
Khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập được vào cơ thể, chúng có thể tấn công vào màng não - lớp vỏ bao ngoài giúp bảo vệ não và tuỷ sống, gây nên bệnh viêm màng não. Một khi đã bị tổn thương, vai trò chỉ đạo cơ thể của “thủ lĩnh não” giảm sút, khiến bé giảm khả năng học tập, giảm thính lực nhẹ hoặc có thể rơi vào trường hợp ít gặp hơn là động kinh.
Nặng hơn, bé có thể sốt cao và đau đầu có thể xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày, nôn mửa, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, ăn mất ngon, rối loạn ý thức… Tại Mỹ, cứ 15 trẻ < 5 tuổi bị viêm màng não do vi khuẩn phế cầu thì có 1 trẻ tử vong.
Các kẻ xấu phổ biến “hăm he” tai giữa!
Thật không may, đôi tai giúp bé đón nhận mọi thanh âm cuộc sống để thêm mở mang trí óc cũng nằm trong tầm ngắm của vi khuẩn phế cầu. Căn bệnh viêm tai giữa nghe chừng phổ biến nhưng mẹ đừng xem nhẹ những nguy hiểm có thể xảy đến!
Đáng sợ là không chỉ vi khuẩn phế cầu mà vi khuẩn Heamophilus Influenza (HI) không định tuýp cũng “hăm he” tấn công gây viêm tai giữa. Trong 10 trường hợp bị viêm tai giữa cấp thì có đến 7 ca là do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn phế cầu chiếm từ 28 - 55% và vi khuẩn HI không định tuýp chiếm 17 - 48%.
Vi khuẩn lây lan xâm nhập vào tai giữa làm viêm nhiễm ở phía bên trong màng nhĩ, và gây bệnh viêm tai giữa cấp. Đây là bệnh lý cực kỳ phổ biến và là nguyên nhân chính khiến bé thường phải thăm khám bác sĩ.
Nhiều phụ huynh chưa lường trước hết được những nguy hại của viêm tai giữa. Đây thật sự là một điều đáng báo động bởi căn bệnh này nguy hiểm hơn rất nhiều so với tưởng tượng |
Khi tai giữa bị viêm, bé sẽ gặp phải những triệu chứng đau tai, màng nhĩ sưng nề và đỏ, khó ngủ, sốt và bứt rứt. Nghiêm trọng hơn, với vai trò khuếch đại và truyền âm đến tai, khi tai giữa bị viêm sẽ gây giảm thính lực tạm thời hoặc kéo dài tùy theo biến chứng, dẫn đến những hậu quả như chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và kết quả học tập kém.
Báo động viêm toàn thân
Cuối cùng, máu - người bạn vạn năng luôn âm thầm mang dinh dưỡng đến mọi tế bào và giúp loại bỏ các chất thải khỏi cơ thể bé yêu - cũng có chung một kẻ thù với phổi, não và cả tai.
Vi khuẩn phế cầu tràn vào tấn công máu sẽ làm nhiễm trùng máu dẫn đến tình trạng viêm toàn thân. Khi đó, bé sẽ có các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu gồm hụt hơi, nhịp tim cao, sốt, rét run, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ, ban ngoài da.
Bên cạnh đó, vì máu hiện diện khắp nơi và quan trọng với cơ thể đến thế, nên khi máu bị nhiễm trùng thường sẽ khéo theo với các bệnh viêm nhiễm khác. Quá trình điều trị cho bé lúc này trở nên rất phức tạp.
Đáng báo động không kém là tỉ lệ tử vong của các ca nhiễm khuẩn huyết ở trẻ do phế cầu là 20%.
Hiểu rõ được vi khuẩn phế cầu của vi khuẩn HI không định tuýp - “kẻ thù” đáng sợ của cả phổi, não, tai lẫn máu, mẹ mới có thể giúp con phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách tăng cường kháng thể chống lại vi khuẩn, cũng như kháng khuẩn môi trường sống… Đặc biệt, tiêm vắc-xin ngừa phế cầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất giúp hệ đề kháng non nớt của bé yêu có thể chống chọi kẻ ác này.
Các bệnh viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa tuy rất nguy hiểm và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra trên trang web 5anhemnhasieu.com
Ngọc Minh |
(责任编辑:Cúp C2)
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Nhà mạng có trách nhiệm đảm bảo an toàn số mức cơ bản cho người dân
- Thanh Hoá truyền thanh cơ sở ngày càng lan toả nhờ chuyển đổi số
- Viettel Telecom cung cấp thiết bị định vị thông minh vTag
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- Cộng đồng sinh viên là tương lai của Internet Việt Nam
- Nhiều ngân hàng vẫn “né” cho vay với nông dân, doanh nghiệp lương thực
- Thị trường điều chỉnh liên tiếp, dòng tiền dịch chuyển qua những cổ phiếu trả cổ tức cao
- Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- New Image Việt Nam tổ chức Ngày hội kháng thể và xác lập kỷ lục Việt Nam
- VietinBank ra mắt “Trợ lý tài chính số” dành cho doanh nghiệp trên nền tảng mới
- Khoảng 40% dân số thế giới đang sử dụng Facebook
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- AI sinh tạo trở thành tâm điểm tiếp theo cuộc chiến công nghệ Mỹ
- Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- Generali Việt Nam ra mắt bảo hiểm đầu tư giáo dục "VITA – Cho con"
- Chuyển đổi số Việt Nam đã có công nghệ, quan trọng là nhận thức và tư duy
- Đạo luật Dữ liệu EU nhận chỉ trích từ doanh nghiệp và người tiêu dùng
- 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu: Nắm lấy cơ hội chuyển đổi số nhờ 5G