当前位置:首页 > La liga

【top ghi bàn anh】Mở cửa đường bay: Xuất khẩu lao động hụt cả nguồn cung lẫn thị trường

Doanh nghiệpxuất khẩu lao động của Việt Nam đang rất mong các thị trường mở cửa trở lại . Trong ảnh: Đào tạo lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: Đức Thanh 

Nín thở đợi thị trường mở cửa

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư,ởcửađườngbayXuấtkhẩulaođộnghụtcảnguồncunglẫnthịtrườtop ghi bàn anh ông Bùi Kim Sơn, Giám đốc Công ty Letco cho hay, thông tin một số thị trường tiếp nhận lao động đã và sắp mở cửa khiến doanh nghiệp và người lao động hết sức phấn khởi.

“Đài Loan đã thông báo tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc trở lại từ giữa tháng 2/2022. Mới đây, Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông báo khả năng mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài trở lại từ đầu tháng 3/2022, nhưng chưa biết chính xác thời điểm nào, số lượng và yêu cầu ra sao. Hiện chúng tôi đang cử người theo dõi tin tức từ phía Nhật Bản từng giờ một, thường xuyên hỏi thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, ngay khi nước bạn hướng dẫn là sẽ triển khai ngay”, ông Sơn cho biết.

Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu lao động khác thì lại tỏ ra lo lắng khi cho rằng, Nhật Bản có thể hoãn lại thời điểm tiếp nhận. Nguyên nhân là vào tháng 11/2021, phía Nhật Bản đã định mở cửa trở lại với lao động ngoài nước, nhưng sau đó lại đóng cửa vì dịch diễn biến quá căng thẳng. Tuy vậy,  vị đại diện này cũng hy vọng, dịp này phía bạn sẽ sớm mở cửa, vì rất nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp của Nhật Bản cũng rất sốt ruột vì tình trạng thiếu lao động, gây sức ép với Chính phủ để sớm mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài.

Hiện Nhật Bản và Đài Loan là hai thị trường tiếp nhận lao động lớn nhất của Việt Nam. Năm 2021, tổng số lao động sang hai thị trường này làm việc chiếm tới 87% tổng số lao động sang nước ngoài làm việc của cả nước. 

Đầu tháng 2/2022, cơ quan chức năng Đài Loan đã thông báo việc tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc tại Đài Loan giai đoạn II, kể từ ngày 15/2/2022. Để đưa lao động sang Đài Loan làm việc theo phương án của phía Đài Loan, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch mà phía bạn yêu cầu. 

Còn với thị trường Nhật Bản, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Chính phủ Nhật Bản vừa chính thức công bố sẽ nới lỏng hạn chế nhập cảnh, cho phép thực tập sinh nhập cảnh, trong đó có thực tập sinh Việt Nam, nâng số lượng người nhập cảnh tối đa mỗi ngày từ 3.500 lên 5.000 người từ tháng 3 với một số quy định về phòng chống dịch (cách ly, xét nghiệm, tiêm vắc-xin).  

Lựa chọn những thị trường lao động chất lượng cao.

- Ông Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS)

Xuất khẩu lao động năm 2022 có thể khởi sắc hơn năm 2021. Hiện nay, các thị trường tiếp nhận lao động đang dần mở cửa trở lại, nếu tình hình thị trường thuận lợi, hoàn toàn có khả năng xuất khẩu lao động năm nay đạt chỉ tiêu 90.000 người.

Tuy vậy, tôi cho rằng, thời gian tới, xuất khẩu lao động không còn tăng mạnh như giai đoạn trước đây nữa. Hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm khoảng 300.000 - 400.000 lao động mới, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 10 năm trước là mỗi năm có thêm khoảng 1,2 triệu lao động mới. Trong khi đó, nhu cầu lao động trong nước cũng rất lớn. Chúng ta thấy hiện nay doanh nghiệp trong nước cũng đang rất thiếu lao động và thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng lao động, người lao động có thêm nhiều lựa chọn.

Trong bối cảnh này, chúng ta cần phải xây dựng chiến lược về nguồn lực, ngoài ưu tiên đảm bảo nguồn lực phục vụ cho nhu cầu phát triển trong nước. Còn với xuất khẩu lao động, cần lựa chọn những thị trường lao động chất lượng cao và nâng cao kỹ năng cho người lao động để nâng cao giá trị.

分享到: