Đối với anh Josh Spodek ở quận thương mại và kinh tế Manhattan của thành phố New York,ộcsốngkhôngdùngđiệncủangườiđànôngsốngởkhuđấtvàtuong thuat bong da hom nay Mỹ, chiếc tủ lạnh chính là nguồn sử dụng điện lớn nhất trong nhà. Do đó, anh Spodek quyết định rút phích cắm tủ lạnh được hơn một năm nay.
Ban đầu, anh Spodek không sử dụng tủ lạnh trong ba tháng mùa đông, và sau đó là khoảng 6 tháng từ tháng 11 đến đầu mùa xuân. Trong khoảng thời gian này, thực phẩm được mua đủ dùng trong hai ngày và để trên bệ cửa sổ. Còn hiện tại, anh Spodek đã không sử dụng tủ lạnh hơn một năm.
Anh Spodek chia sẻ bản thân không phải là người bài trừ tủ lạnh, nhưng anh cho rằng mọi người không cần dùng thiết bị này 24/7, bởi ở nhiều nơi trên thế giới tủ lạnh vẫn là "hàng hiếm".
“Cư dân Manhattan sống không có tủ lạnh cho tới giữa thế kỷ 20, do đó mọi người hoàn toàn có thể thích nghi”, AP dẫn lời anh Spodek.
Song nhiều người chỉ trích cách làm của người đàn ông này.
“Mạng sống có thể bị đe dọa, nếu thực phẩm bị ôi thiu. Sản phẩm làm từ sữa rất nhanh hỏng, nếu như không được bảo quản tốt", ông Frank Talty, người sáng lập kiêm chủ tịch Viện Điện lạnh ở Mỹ, nơi đào tạo lắp đặt và bảo dưỡng tủ lạnh, máy điều hòa không khí nói.
Chia sẻ về lần đầu tiên rút phích cắm tủ lạnh, anh Spodek thừa nhận bản thân không chắc có thể sống sót sau một tuần.
“Tôi không hề có sẵn kế hoạch đối phó khi không có tủ lạnh. Nhưng tôi tin mình sẽ không chết được, vì tôi có thể cắm lại tủ lạnh bất cứ lúc nào”, anh Spodek nhớ lại.
Theo ông Joe Vukovich tại Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên tại Mỹ, tủ lạnh "từng hoạt động kém hiệu quả trong những năm 1970 và 1980, nhưng hiệu suất năng lượng đã tăng lên và không ngừng thay đổi” nhờ những cải tiến công nghệ.
Thậm chí, nhiều cửa hàng còn áp dụng chương trình đổi mới tủ lạnh, hay một số công ty năng lượng ưu đãi cho những khách hàng từ bỏ sử dụng tủ lạnh đời cũ.
Còn theo ông Vukovich, cách thức sử dụng tủ lạnh cũng tác động tới mức điện tiêu thụ điện như ít mở cửa thiết bị sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn.
Song anh Spodek, người đang làm trợ giảng tại Đại học New York, khẳng định tủ lạnh là thiết bị hoạt động không ngừng nghỉ.
“Nếu mọi người có thể sống không cần tủ lạnh trong vòng hai tuần hoặc một năm, họ sẽ tiết kiệm được lượng điện lớn”, anh Spodek nói.
Với anh Spodek, việc không sử dụng tủ lạnh không chỉ giúp tiết kiệm điện, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo đó, vì không cắm tủ lạnh nên người đàn ông này thường mua thực phẩm tươi sống tại các khu chợ của nông dân, nhận sản phẩm đóng thùng từ các hợp tác xã, dự trữ ngũ cốc khô trong chai lọ, học kỹ thuật lên men thực phẩm, và chế biến các món ăn dùng thực phẩm theo mùa.
Anh Spodek nấu nướng bằng nồi áp suất điện và thỉnh thoảng dùng máy nướng bánh mì. Nhưng tương tự như pin của điện thoại di động và máy tính xách tay, hai thiết bị này không sử dụng lưới điện của thành phố New York, mà chạy bằng điện lấy từ tấm pin năng lượng Mặt trời lắp trên mái tòa chung cư. Điều này cũng khiến anh Spodek thường xuyên phải leo cầu thang lên mái nhà vài lần mỗi ngày để thay đổi vị trí tấm pin Mặt trời.
Chưa hết, để bảo vệ môi trường, người đàn ông không sử dụng thực phẩm được đóng gói sẵn và chưa phải đi đổ rác kể từ năm 2019. Ngoài ra, anh này cũng không đi máy bay kể từ năm 2016 do bố mẹ sống gần nhà.
Anh Spodek cho biết thế giới sẽ không thể thay đổi, nếu như chỉ có một người dùng ít điện đi, nhưng anh tin rằng "Tôi làm gương cho hàng triệu người để họ thấy họ cũng có thể làm giống tôi. Từ đó tạo ra sự khác biệt lớn".
Cuộc sống ở thành phố lạnh nhất thế giớiNhiệt độ đã giảm xuống tới -50 độ C ở Yakutsk trong đợt băng giá kéo dài bất thường tại thành phố thuộc vùng Siberia, Nga được mệnh danh lạnh nhất trên Trái đất.