Đường về nhà (TheươngTửDihọcnuôilợnđàokhoaiđểđóngthônnữsoi kèo mexico hôm nay Road Home) ra mắt năm 1999, là một trong các tác phẩm mang tính biểu tượng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Lúc đóng phim này, Chương Tử Di 18-19 tuổi, lần đầu bén duyên điện ảnh.
Bộ phim có tựa đề gốc là Cha mẹ tôi, mạch truyện dựa theo lời tự sự của một người con trai hoài niệm về mối tình của cha mẹ anh vào những năm 1950-1960. Chương Tử Di vào vai người mẹ thời trẻ, thể hiện chân dung cô sơn nữ 18 tuổi không biết chữ nhưng trân trọng tri thức, tư tưởng cấp tiến, chủ động theo đuổi và giữ gìn tình yêu giữa xã hội còn nặng tư duy phong kiến.
Mặt mộc lên hình, vẻ ngoài thoáng nét chân quê vừa vặn với nhân vật, Chương Tử Di có bước chào sân điện ảnh ấn tượng. Vai diễn mang về cho cô danh hiệu "Nữ diễn viên xuất sắc" tại giải thưởng Bách Hoa năm 2000. Từ thiếu nữ mặc áo chần bông đỏ trong phim đến nữ diễn viên diện xườn xám đỏ trên sân khấu Liên hoan phim (LHP) Quốc tế Berlin năm 2000, Chương Tử Di vụt sáng thành sao, sau này chỉ đóng toàn vai chính.
Theo HK01, hoa đán sinh năm 1979 không phải lựa chọn đầu tiên cho nữ chính Chiêu Đệ trong Đường về nhà. Ban đầu, đạo diễn Trương Nghệ Mưu nhắm vai này cho nữ diễn viên Tăng Lê. Ông đích thân đến trường để gặp cô sinh viên được mệnh danh hoa khôi của Học viện Hý kịch Trung ương thời ấy. Tiếc rằng, Tăng Lê không có ở đó.
Bù lại, giảng viên trong trường tiến cử Chương Tử Di và cô thực sự lọt vào mắt xanh của đạo diễn, có vai chính điện ảnh dù chưa tốt nghiệp. Cát-xê cô nhận khi ấy là 5.000 NDT.
Trong phim, Chương Tử Di có nhiều cảnh nấu bếp, gánh nước, dệt vải. Để có được thao tác thuần thục như vậy, cô được đưa về vùng núi nơi đoàn phim chọn làm bối cảnh "học việc" trong hơn hai tháng. Theo lời kể của Chương Tử Di, sáng sớm mỗi ngày, cô đi bộ khoảng 20 phút từ ký túc xá của êkíp đến trang trại. Ngày ngày, cô giúp chủ nhà nấu cơm, quét dọn, đào khoai, gánh nước, làm bánh, nấu nướng, cho lợn ăn.
Những người ở đây nói đùa họ tìm được bảo mẫu từ thành phố, trong khi Tử Di cảm thấy như được một gia đình nông dân nhận nuôi. Cô tiết lộ đoàn phim định kỳ đến kiểm tra cô gánh nước có đúng không, dáng đi đã bình dân chưa và nhiều chi tiết khác.
Minh tinh nhớ lại kỷ niệm học làm nông dân trong Đường về nhà: "Tôi nhận ra việc tích lũy kinh nghiệm sống của nhân vật như vậy rất quan trọng. Sau này nhận phim nào, tôi cũng dành ít nhất một tháng để lắng mình lại, tạm dừng các hoạt động bên ngoài, không để chuyện gì quấy nhiễu trong lúc tôi tìm kiếm chất liệu cho nhân vật".
Điều khoa trương nhất với cô trong những ngày quay phim này là có lúc phải mặc 8 lớp quần, bao gồm một lớp quần bông. Thời tiết vùng núi khắc nghiệt, trong khi lúc ấy chưa có nhiều sản phẩm giữ nhiệt như ngày nay. Cũng nhờ nhiều lớp quần như vậy, Tử Di có được vóc dáng, điệu bộ đúng nhân vật. Sau nhiều năm nhìn lại, nữ diễn viên cho hay cô không thể làm lại được dáng chạy như trong Đường về nhà.
Nhắc đến Chương Tử Di trong Đường về nhà, nhà quay phim Hầu Vịnh ấn tượng cô khi ấy là cô bé tinh nghịch, vừa chơi vừa quan sát mọi người làm việc khi theo êkíp đi khảo sát bối cảnh.
Tại sự kiện tháng 9/2021, Chương Tử Di nói Đường về nhàcó ảnh hưởng lớn đối với cô. Cô tâm sự: "Đây là tác phẩm đầu tay của tôi, lưu giữ những điều trẻ trung, trong trẻo, đẹp đẽ nhất cùa tôi. Tôi nghĩ không có gì quan trọng hơn những bước đi đầu tiên của bạn. Lúc đóng phim này, tôi chưa biết thế nào là diễn xuất, khóc thật bản năng. Điều đáng quý nhất của bộ phim là cho tôi nhận ra thì ra mình có thể làm diễn viên".
Đêm hội điện ảnh Weibo 2024 tổ chức giữa tháng 6, Chương Tử Di được vinh danh 25 năm sự nghiệp. Ban tổ chức thực hiện màn trình diễn đặc biệt, tái hiện bốn vai diễn nổi bật của cô, trong đó có Chiêu Đệ của Đường về nhà. Rơi nước mắt xúc động, Tử Di gửi lời tri ân đến ân nhân, cũng là người thầy đầu tiên của cô trong điện ảnh - đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Lâu nay, báo chí Trung Quốc cũng cho rằng dưới sự dẫn dắt của đạo diễn họ Trương, Tử Di phát huy tài năng, trở thành ngôi sao quốc tế. Sau Đường về nhà, cô đóng thêm hai phim của ông - Anh hùng và Thập diện mai phục, là một trong những Mưu nữ lang (nàng thơ phim Trương Nghệ Mưu) thành công nhất.
Phong Kiều (Theo HK01, Sohu)