【kết quả bóng đá italia đêm qua】Kinh tế tập thể
Để tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã xây dựng nhiều nhóm ngành nghề, tổ hợp tác sản xuất tập hợp chị em phụ nữ địa phương và bước đầu phát huy hiệu quả.
Để tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã xây dựng nhiều nhóm ngành nghề, tổ hợp tác sản xuất tập hợp chị em phụ nữ địa phương và bước đầu phát huy hiệu quả.
Là địa phương ven biển, ngoài những công việc thời vụ, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động ở thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân thiếu việc làm khá cao. Theo chị Võ Cẩm Hằng, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Cái Ðôi Vàm, thị trấn có khoảng 1.345/3.403 lao động nữ thiếu việc làm khoảng 10 ngày/tháng, điều này trở thành bài toán khó cho địa phương trong công tác xoá nghèo bền vững.
Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau Đào Hồng Quyết bàn giao phương tiện được hỗ trợ cho THT Thành Đạt (khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân). |
Chi hội Phụ nữ khóm 4 thành lập được tổ làm cá khô, giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn chục chị với thu nhập khoảng 150.000-200.000 đồng/người/ngày. Thấy mô hình này hiệu quả, Hội LHPN thị trấn tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương để thành lập Tổ hợp tác (THT) Thành Ðạt. Từ Ðề án 295 của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ nghề cho lao động nữ nông thôn”, Trung ương Hội LHPN Việt Nam quyết định hỗ trợ không hoàn lại gần 150 triệu đồng để THT Thành Ðạt mua tủ đông, vỏ máy xe, vốn mua cá làm khô đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các thành viên trong tổ tích cực phối hợp với hội phụ nữ địa phương tìm các đầu mối cung ứng nguyên liệu cũng như đầu ra cho sản phẩm ổn định.
Tổ trưởng THT Thành Ðạt Nguyễn Thị Ðẹp phấn khởi chia sẻ: “Từ nguồn hỗ trợ này, THT Thành Ðạt có thể mở rộng kinh doanh. Trước đây vốn ít, tôi chỉ đầu tư làm theo con nước nhưng giờ có vốn, có tủ đông, chất lượng cũng như số lượng khô cung cấp ra thị trường sẽ tăng và thu nhập của tổ viên sẽ ổn định hơn”. Gắn bó với tổ làm khô từ những ngày đầu thành lập, chị Nguyễn Thị Lang, tổ viên THT Thành Ðạt, cho hay: “Chị em vừa có điều kiện chăm sóc gia đình, vừa có việc làm tăng thêm thu nhập nên ai cũng phấn khởi. Bây giờ mỗi người được thêm gần 200.000 đồng/ngày. Nếu không có mô hình này chị em phải chịu cảnh thất nghiệp hoặc phải đi làm mướn xa nhà”.
Nếu mô hình THT làm cá khô Thành Ðạt mở ra hướng làm kinh tế cá thể mới thì THT đan mê bồ ấp Lê Giáo (xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình) lại góp phần duy trì làng nghề truyền thống, phát triển kinh tế hộ gia đình. Chị Nguyễn Thị Út, Tổ trưởng THT đan mê bồ ấp Lê Giáo đã có công giữ nghề và phát triển nghề đan mê bồ hơn 20 năm. Dù có nhiều khó khăn, vất vả nhưng chị Út vẫn không bỏ nghề. Chị Út mạnh dạn đứng ra thu gom sản phẩm của bà con rồi bắt mối đi tiêu thụ ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang và xuất khẩu sang Campuchia. Không những vậy, chị còn bỏ vốn đầu tư mua nguyên liệu cho một số chị em không có điều kiện và không có việc làm ở ấp để đan đát. Ðịnh kỳ cứ mỗi tháng chị thu gom sản phẩm của bà con trong xóm 1 lần từ 2.000-4.000 tấm mê bồ xuất khẩu. Nhờ có đầu ra ổn định nên bà con ở ấp Lê Giáo an tâm sản xuất gắn bó với nghề truyền thống này.
Theo chị Bùi Mỹ Diện, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Biển Bạch Ðông, hiện nay sản phẩm của bà con nơi đây làm ra được thu mua tại chỗ. Một mê bồ vỏ rộng 1,2 m, dài 4,8 m có giá 30.000-40.000 đồng, còn mê bồ ruột có giá 70.000-100.000 đồng. Một người đan giỏi có thể cho ra 4 tấm/ngày, thu nhập từ 120.000-400.000 đồng. Hiện có 25 thành viên THT đan mê bồ ấp Lê Giáo góp phần rất lớn trong việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.
Chị Phạm Hồng Nhân, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho hay, từ năm 2014 đến nay, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã hỗ trợ và đầu tư vốn cho Hội LHPN tỉnh Cà Mau thành lập 3 THT sản xuất. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện cho chị em phát triển và duy trì nghề truyền thống cũng như giải quyết được lao động nữ nhàn rỗi tại địa phương. Ðây không chỉ là tín hiệu vui cho người dân mà của cả chính quyền địa phương, mong muốn bà con yên tâm theo nghề, ổn định cuộc sống mà không phải lao động xa xứ.
THT là nơi tập hợp các hội viên phụ nữ có cùng nguyện vọng và nhu cầu phát triển nghề của địa phương. Ðây còn là mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập bền vững, phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.
Bai và ảnh: Thanh Phương