游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:53:56
Tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp,ántạinộiđịacủaDNchếxuấtNhùngnhằngyêucầuthànhlậpchinhátỷ số việt nam hôm qua khu chế xuất và khu kinh tế đặt ra yêu cầu “DN chế xuất được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài DN chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này”.
Nghị định 164/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014 và trong thời gian 6 tháng kể từ khi Nghị định có hiệu lực, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn hoặc ủy quyền ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định này. Về phía Bộ Tài chính đã nhiều lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin lùi thời hạn thực hiện do những vướng mắc của cả DN cũng như cơ quan quản lý.
Vào cuối tháng 3, sau khi ghi nhận vướng mắc từ phía các DN và Hải quan địa phương, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin lùi thời gian thực hiện quy định trên. Theo phản ánh của DN, Nghị định 164/2013/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực trong thời gian ngắn (chỉ khoảng 48 ngày), trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có văn bản hướng dẫn việc thành lập chi nhánh của DN chế xuất nên chưa có DN nào thành lập chi nhánh nằm ngoài DN chế xuất để hoạt động.
Ngoài ra, việc xử lý hàng hóa tồn kho và hàng hóa chuẩn bị nhập, xuất theo các hợp đồng đã ký với khách hàng cũng chưa được giải quyết dẫn đến những xáo trộn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN chế xuất.
Bộ Tài chính đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép DN chế xuất được tiếp tục thực hiện việc mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP đến hết tháng 6-2014. Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP vẫn chưa thể thực hiện được xuất phát từ những khó khăn của DN như: Phát sinh chi phí và xây dựng bộ máy quản lý.
Hiện nay, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn khoản 9 Điều 1 Nghị định 164/2013/NĐ-CP để lấy ý kiến của các bộ, ngành, với hai phương án được đưa ra. Phương án I: Chỉ áp dụng quy định này đối với DN chế xuất được cấp phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa sau ngày 1-1-2014. Phương án II: DN chế xuất thực hiện quyền NK, quyền XK, quyền phân phối phải thành lập chi nhánh nằm ngoài DN chế xuất, khu chế xuất.
Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng việc thực hiện theo phương án I phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư theo nguyên tắc trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư được bảo đảm hưởng trước khi pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi được quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyêt bằng một hoặc một số biện pháp: Tiếp tục được hưởng quyền ưu đãi; được khấu trừ phần thiệt hại và thu nhập chịu thuế; được điều chỉnh mục tiêu của dự án; được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. Hơn nữa, khi thực hiện theo phương án I sẽ không làm thay đổi mô hình tổ chức, kinh doanh của DN chế xuất, không gây khó khăn cho các DN chế xuất đang thực hiện. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc phân chia chính sách áp dụng đối với DN chế xuất trong việc được cấp quyền NK, quyền XK, quyền phân phối trước và sau khi Nghị định 164/2013/NĐ-CP có hiệu lực gây mất công bằng trong việc thực hiện chính sách quản lý.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, xét thực tế, việc quy định DN chế xuất khi hoạt đông mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài DN chế xuất, khu chế xuất là để đảm bảo yêu cầu quản lý đối với hoạt động này. Tuy nhiên, nếu yêu cầu thực hiện sẽ phát sinh chi phí cơ sở vật chất và thay đổi cơ cấu tổ chức.
Do vậy để quản lý đối với hoạt động này, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thống nhất theo hướng giao Bộ Tài chính quy định DN chế xuất khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng tại Việt Nam phải hạch toán riêng, lưu giữ hàng hóa riêng với hoạt động sản xuất của DN chế xuất, không phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài DN chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN chế xuất và vẫn đủ cơ sở để quản lý hoạt động này.
Trường hợp yêu cầu DN chế xuất thành lập chi nhánh riêng để thực hiện hoạt động này, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn rõ thủ tục thành lập chi nhánh để DN chế xuất biết, thực hiện.
Do vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất giữa các bộ, ngành, Bộ Tài chính đã phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để có phương án xử lý phù hợp.
Đề nghị sớm giải tỏa lo lắng của DN Một số DN đã phải ngừng các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa vì việc ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong nước và nước ngoài để thực hiện sản xuất kinh doanh phải mang tính dài hạn và ổn định. Để tạo thuận lợi cho hàng hóa nội địa được XK tại chỗ thông qua các DN FDI trong khu chế xuất, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM kiến nghị các cơ quan quản lý có liên quan sớm có hướng dẫn thực hiện, giải tỏa những lo lắng của DN để yên tâm thực hiện các hoạt động XNK tại chỗ, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển và đẩy mạnh hoạt động XK hàng hóa trong nước. Bên cạnh đó, với đặc thù là khu chế xuất có hàng rào hải quan bảo đảm công tác quản lý hàng hóa xuất nhập và việc thực thi nghĩa vụ thuế của các DN thì việc quy định bắt buộc các DN trong khu chế xuất thành lập chi nhánh với hoạt động này là không cần thiết. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接