【soi keo maroc】Đảo Phú Quốc phát triển vượt bậc từ sự gợi mở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
VHO - Từ hòn đảo hoang sơ,ĐảoPhúQuốcpháttriểnvượtbậctừsựgợimởcủaTổngBíthưNguyễnPhúTrọsoi keo maroc xa xôi, cách trở, ít ai biết đến, sau 20 năm đẩy mạnh thực hiện Quyết định 178/2004/TTg, đặc biệt là đột phá phát triển trong 10 năm gần đây đã biến Phú Quốc trở thành hòn đảo du lịch nổi tiếng, định vị được thương hiệu trên bản đồ du lịch trong nước và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Đạt được những kết quả quan trọng nói trên là nhờ có sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
Trong thời gian giữ cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước từ năm 2006 đến 2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm, ưu ái nhất đến các tỉnh xa xôi, vùng căn cứ cách mạng, nhất là vùng biên giới, hải đảo.
Đối với Kiên Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần về thăm, làm việc và trực tiếp chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh với yêu cầu cao nhất của Tổng Bí thư là làm sao đời sống nhân dân phải luôn luôn được cải thiện và không ngừng nâng cao.
Tổng Bí thư với gợi mở quan trọng về phát triển đảo Phú Quốc
Từ năm 2011 đến khi qua đời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có 4 lần về thăm và làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang vào các năm 2011, 2013, 2014 và 2019. Trong đó, có một lần Tổng Bí thư cùng tập thể Bộ Chính trị làm việc với tập thể Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang (khoá IX) tại Văn phòng Trung ương Đảng vào chiều ngày 12.12.2013.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều thời gian đi tận các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng để tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất và đời sống nhân dân, thăm hỏi công nhân, nông dân tại các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Kiên Lương, Phú Quốc, Rạch Giá...
Trong chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gợi mở “cố gắng tìm ra khâu đột phá, ví dụ chọn Phú Quốc là khâu đột phá, rồi phát triển hạ tầng giao thông, để đi sâu hơn, nhưng không được nóng vội”.
Lần nào cũng vậy, không chỉ ở Kiên Giang, Tổng Bí thư luôn trăn trở và căn dặn 2 điều mà ông quan tâm nhất, đó là “tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng” và “phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân”. Tổng Bí thư không quên nhắc nhở lãnh đạo tỉnh.
Để đẩy nhanh phát triển đảo Phú Quốc, gần một năm sau khi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang tại Hà Nội, ngày 16.8.2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương bay ra đảo Phú Quốc, tận mắt chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của hòn đảo xinh đẹp được mệnh danh là “đảo Ngọc”.
Ở thời điểm này, trên đảo Phú Quốc đã hoàn thành nhiều công trình trọng điểm như: Cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc, đường điện cáp ngầm Hà Tiên – Phú Quốc, đường vòng quanh đảo, đường trục chính Bắc - Nam, cảng hành khách quốc tế Dương Đông.
Tổng Bí thư vui mừng, phấn khởi khi kết cấu hạ tầng đang phát triển từng ngày, một số công trình trọng điểm khai thác hiệu quả, các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch tại đảo Phú Quốc đang thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Sau khi đi thực tế vòng quanh đảo, Tổng Bí thư chia sẻ như một du khách vừa trải nghiệm Phú Quốc: “Đến đây du lịch tuyệt vời thật, môi trường thế này, nước biển trong xanh đẹp thế này, có nhiều thứ tham quan; nhiều di tích lịch sử, văn hoá quan trọng của chúng ta giáo dục truyền thống tốt lắm”.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang, của cán bộ chủ chốt huyện đảo Phú Quốc, một lần nữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Phú Quốc có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đều mang tầm chiến lược…”.
Tổng Bí thư khen ngợi lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Kiên Giang, trong đó có huyện Phú Quốc đã đoàn kết, vượt khó, quyết tâm cao trong thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc. Tổng Bí thư đề nghị: “Các đồng chí tập trung vào cái khâu đã được làm rõ, chúng ta phát triển mạnh, nhanh hơn nữa”.
Ngoài việc xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển du lịch, nâng cao đời sống nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kiên Giang cần phải quan tâm phát triển kinh tế biển nhiều hơn.
“Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất cả nước, diện tích gần bằng Singapore, có đầy đủ các điều kiện tự nhiên, địa lý rất thuận lợi, có lịch sử phát triển thế này và vùng biển rộng có quan hệ với nhiều nước ở trong khu vực này thế này thì kinh tế biển chả lẽ ta chỉ dừng lại thế này!”, Tổng Bí thư nói.
Tượng đài Bác Hồ trên đảo Phú Quốc
Về kiến nghị xây dựng Tượng đài Bác Hồ trên đảo Phú Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng ý và cho rằng đây là việc làm cần thiết, yêu cầu tỉnh Kiên Giang bổ sung quy hoạch, chuẩn bị đề án thực hiện. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, đủ điều kiện, ngày 29.4.2022, tỉnh Kiên Giang khởi công xây dựng Tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc.
Đến ngày 19.5.2024, Công trình Tượng đài Bác Hồ được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng Bác Hồ trên đảo Phú Quốc được đúc bằng hợp kim đồng, tổng chiều cao 20,7 mét: Thân tượng cao 18 mét, đế tượng cao 0,3 mét, bệ tượng cao 2,4 mét, tất cả nặng hơn 93 tấn.
Theo Ban Tuyên giáo Thành uỷ Phú Quốc, “với chủ đề “Miền Nam trong trái tim tôi”, tượng đài Bác Hồ được thể hiện bằng ngôn ngữ điêu khắc tập trung diễn tả, khắc họa hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, sự giản dị, chan hòa, gần gũi.
Tượng Bác Hồ đặt tay phải lên ngực trái thể hiện ý nghĩa tình cảm sâu nặng của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam qua câu nói “Miền Nam trong trái tim tôi”. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình mang ý nghĩa chính trị, biểu tượng về văn hóa, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam và thể hiện tấm lòng tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đột phá phát triển Phú Quốc
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ năm 2014 đến 2024, Tỉnh uỷ Kiên Giang đã có nhiều giải pháp đồng bộ, đột phá, linh hoạt, phù hợp, với sự hỗ trợ tích cực của các ban, bộ, ngành Trung ương về phát triển đảo Phú Quốc.
Trước đó, Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh Kiên Giang cũng chỉ ra khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong quá trình phát triển, đó là “cơ chế chính sách thu hút đầu tư chưa có sự ưu đãi vượt trội, chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực và công nghệ cao.
Nhiều dự án đăng ký đầu tư nhưng không triển khai triển khai hoặc triển khai chậm, phải thu hồi”. Đây cũng là khâu trọng yếu mà trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 và những giai đoạn kế tiếp phải tập trung để phát triển Phú Quốc nhanh hơn, bền vững hơn theo chỉ đạo, gợi mở của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh Kiên Giang xác định 3 khâu đột phá của tỉnh để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển Phú Quốc là một trong 3 khâu đột phá quan trọng của tỉnh với yêu cầu phải “trở thành động lực phát triển của tỉnh”.
Trong đó “ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng 4 vùng du lịch trọng điểm: Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương, Rạch Giá và vùng phụ cận (Hòn Đất - Kiên Hải), U Minh Thượng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước”.
Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cũng đã ban hành nhiều chính sách và các chủ trương phát triển đảo Phú Quốc theo định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các bộ, ngành trong nhiệm kỳ này.
Hai khâu đột phá khác mà Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh xác định là: “Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển” và “Tranh thủ mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ”.
Định hướng này không chỉ dành riêng cho phát triển Phú Quốc, nhưng cũng là những nội dung, định hướng quan trọng, góp phần vào sự phát triển đột phá trên đảo Phú Quốc trong giai đoạn này mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng chỉ đạo.
Sau đại hội X Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ Kiên Giang chỉ đạo cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn... bằng một Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/TU, ngày 16.11.2017 của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.
Tỉnh ủy nêu rõ quan điểm “phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch”.
Tiếp đó, UBND tỉnh và Huyện uỷ Phú Quốc ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, tập trung phát triển Phú Quốc cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Phú Quốc phát triển vượt bậc từ những chủ trương đúng đắn
Từ sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc, trong 10 năm đầu tiên kể từ khi thực hiện Quyết định 178/2004/TTg của Thủ tướng Chính phủ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm trực tiếp của Trung ương, Phú Quốc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Trong 10 năm gần đây (2014 - 2024), Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kiên Giang, trong đó có Phú Quốc đã nỗ lực, tập trung thực hiện tốt chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các bộ, ban, ngành Trung ương về phát triển Phú Quốc.
Thành tựu ấn tượng trong quá trình này đã biến Phú Quốc từ một hòn đảo hoang vu, xa xôi, cách trở, ít ai biết đến trở thành hòn đảo du lịch trù phú, nổi tiếng trên thế giới với một kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, sản phẩm du lịch phong phú, doanh thu tăng cao.
Từ đó, đóng góp quan trọng vào kinh tế đất nước, đặc biệt là vào sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.
Huyện đảo Phú Quốc trở thành đô thị loại II vào năm 2014 theo Quyết định số 1676/QĐ-TTg, ngày 17.9.2014 của Thủ tướng Chính phủ và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang từ năm 2020 theo Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14, ngày 9.12.2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV.
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Quyết định 178/2004/TTg về phát triển Phú Quốc: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Phú Quốc giai đoạn 2004 - 2023 là 19,6%/năm; thu ngân sách tăng 113 lần, từ 38,6 tỉ đồng năm 2004 lên hơn 7,8 nghìn tỉ đồng năm 2023. Tăng trưởng du lịch giai đoạn 2011 - 2023 đạt trên 38%/năm (gấp 6 lần bình quân chung cả nước); giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng từ 310 tỉ đồng năm 2006 lên hơn 19,1 nghìn tỉ đồng năm 2023”.
Đến cuối năm 2023, Phú Quốc thu hút 321 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn 412 ngàn tỉ đồng, trong đó có nhiều dự án đầu tư sản phẩm chất lượng cao, mang tầm khu vực và quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2023, Phú Quốc có trên 4.400 doanh nghiệp với nguồn vốn đăng ký trên 142 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 17 lần về số lượng và tăng gần 400 lần về số vốn đăng ký so với năm 2004.
Theo ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang: “Kiên Giang đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 phải đạt 24 triệu lượt du khách trở lên, trong đó khách quốc tế hơn 1 triệu 700 ngàn”.
Chủ trì Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển đảo Phú Quốc vào ngày 31.3.2024,Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá: “Sau 20 năm phát triển, tiềm lực Phú Quốc được tăng cường hơn, hạ tầng chiến lược đồng bộ hơn. Phú Quốc đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân cao hơn”.
Thủ tướng cho rằng: “Phú Quốc đã cơ bản đạt được các mục tiêu và có sự phát triển vượt bậc, khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg”.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Đạt được những kết quả quan trọng nói trên là nhờ có sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
下一篇:Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
相关文章:
- Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- Phân bổ hơn 92.000 tỷ đồng cho các chương trình mục tiêu quốc gia
- Thiếu vắng dự án lớn, tổng vốn FDI đến Quảng Ninh mới đạt 8,26 tỷ USD
- BOT Xa lộ Hà Nội đề xuất lắp đặt hệ thống thu phí ETC cả đường song hành
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Hải Phòng
- Hiệu quả mô hình sản xuất 1 vụ khoai môn
- Becamex Bình Dương thay huấn luyện viên trưởng sau 4 vòng đấu đầu tiên
- Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- Sóc Trăng công bố 35 dự án kêu gọi đầu tư
相关推荐:
- Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- Dự án Nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tuy Hòa lại tiếp tục gia hạn?
- Chính phủ xem xét chuyển sân bay Đồng Hới thành Cảng Hàng không quốc tế
- Đại hội thể thao toàn quốc 2022: Đoàn thể thao Bình Dương xếp thứ 8 chung cuộc
- Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- Chưa cân đối được nguồn để xây dựng luồng hàng hải Đà Nẵng vào bến cảng Tiên Sa
- Ninh Thuận ưu tiên kêu gọi đầu tư dự án du lịch ở vùng trọng điểm
- TP.HCM muốn đầu tư hai dự án cải tạo chống ngập hơn 16.000 tỷ đồng
- 1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- Theo dấu dòng vốn “người khổng lồ” Hoa Kỳ
- Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm