【soi kèo c2 hôm nay】Dân số “nóng” trở lại
作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 16:21:32 评论数:
BS CKII. Phan Đăng Tâm truyền thông biện pháp tránh thai an toàn cho sinh viên
Chế tài quá nhẹ
Tư tưởng muốn có đông con và có con trai nối dõi tông đường vẫn còn nặng nề trong một bộ phận không nhỏ dân cư. Đây là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên gia tăng trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Thenóngsoi kèo c2 hôm nayo số liệu của Chi cục Dân số-KHHGĐ, giai đoạn 2009-2015, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 19,4% xuống 14,9%, nhưng đến năm 2019, tỷ lệ này đã tăng lên 15% và tính đến 10 tháng đầu năm 2020 là 15,6%.
Theo BS CKII. Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số- KHHHGĐ tỉnh, có nhiều lý do khiến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng như thời gian qua. Hiện, Luật Dân số chưa được ban hành, người vi phạm về sinh con thứ 3 trở lên chế tài xử lý chỉ mới dừng ở mức xử lý đảng viên theo Quyết định 102 QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Đối với cán bộ không phải đảng viên và người lao động, chỉ xử lý ở mức xem xét thi đua thông qua các nội quy, quy chế và đối với cộng đồng dân cư thì thông qua hương ước, quy ước văn hóa.
Đặc biệt là từ khi sửa đổi Quyết định 84/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh ban hành một số chính sách về dân số-KHHHGĐ trên địa bàn tỉnh, biện pháp chế tài đối với người vi phạm sinh con thứ 3 trở lên quá nhẹ, chưa đủ sức thuyết phục, dẫn đến tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng.
Bên cạnh đó, một số chính sách về công tác dân số trong tình hình mới ban hành chưa được truyền thông rộng rãi đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân các địa phương, dẫn đến hiểu sai về chính sách dân số. Đa số cho rằng “cho sinh thoải mái”, trong khi Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 33 tỉnh, thành có mức sinh cao, theo chỉ đạo của Trung ương vẫn phải tiếp tục giảm sinh để đến năm 2030 tiệm cận mức sinh thay thế (tổng tỷ suất sinh là từ 2 đến 2,2 con).
TP. Huế có tỷ lệ tảo hôn tăng cao
Vấn đề này tưởng rất khó tin, nhưng lại là thông tin đáng lo ngại khi có đến 15 trường hợp tảo hôn xảy ra ở TP. Huế trong năm 2020. Theo số liệu tổng hợp từ các huyện, từ năm 2018 đến năm 2020, Thừa Thiên Huế có 208 người tảo hôn. Các trường hợp tảo hôn thường gặp tại hai huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới. Nhưng nay, tình trạng này đã “xuống” đến các địa phương vùng thành thị, đồng bằng. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2020, TP. Huế có 15 trường hợp, thị xã Hương Trà có 5 trường hợp và huyện Phú Lộc có 4 trường hợp…
Theo thống kê của ngành dân số, trong giai đoạn 2011-2020, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở hai huyện vùng cao Nam Đông, A Lưới từng bước được khống chế. Trong các năm 2017-2019 không còn trường hợp hôn nhân cận huyết nào xảy ra. Tuy nhiên, qua năm 2020, không chỉ tình trạng tảo hôn ở hai địa phương này tăng 16 trường hợp so với năm trước, mà hôn nhân cận huyết cũng xuất hiện trở lại với sự ghi nhận một trường hợp ở huyện A Lưới.
Nguyên nhân được xác định khiến tình trạng tảo hôn tăng cao là do các em bỏ học sớm, đi làm ăn xa, yêu sớm, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, quan hệ tình dục sớm trước hôn nhân dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, cũng có phần do các gia đình quản lý con em chưa chặt chẽ, chưa quan tâm đến đời sống tâm sinh lý, tình cảm của con em mình khi các cháu bước vào độ tuổi vị thành niên.
“Chúng tôi đã lồng ghép các hoạt động tư vấn, can thiệp y tế nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để thực hiện các mục tiêu của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm chủ trì tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện đề án. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được tốt hơn, chúng tôi mong rằng trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với ngành y tế để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là ngành tư pháp hỗ trợ tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa”, ông Phan Đăng Tâm nhấn mạnh.
Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN