Doanh nghiệp chủ động tính toán trước hiệu quả kinh doanh Để giúp DN có thể yêu cầu xác định mã số hàng hóa XK,ácđịnhtrướcmãsốhànghóaQuyđịnhtíchcựcchưađượcdoanhnghiệphiểurõđội hình espanyol gặp real sociedad NK trước khi làm thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện xác định trước mã số đối với hàng hoá XNK theo Công văn số 8356/BTC-TCHQ ngày 28-6-2013 về việc hướng dẫn xác định trước mã số, trị giá và thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế sửa đổi. Luật hóa quy định trên, tại Điều 28 Luật Hải quan 2014 đã quy định cụ thể về xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hoá. Theo đó, trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến XNK, người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa dự kiến XK, NK hoặc tài liệu kỹ thuật liên quan cho cơ quan Hải quan để cơ quan Hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan. Kết quả xác định trước được cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản, có giá trị pháp lý để cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan khi hàng hóa thực XNK phù hợp với thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa mà người khai hải quan đã cung cấp. Luật cũng quy định việc giải quyết đối với trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trước (khoản 3 Điều 28); quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan liên quan đến xác định trước, trong lĩnh vực Hải quan (Điều 18). Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, đây là chuẩn mực quốc tế về tạo thuận lợi thương mại, giúp DN chủ động tính toán trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ. Không chỉ có thế, quy định này còn giúp cơ quan Hải quan tăng hiệu quả quản lý khi thực hiện thủ tục thông quan cho hàng XNK, hạn chế các trường hợp tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá khi làm thủ tục thông quan. Đây cũng được xem như một công cụ quan trọng tạo thuận lợi thương mại được khuyến nghị bởi Công ước Kyoto (sửa đổi) và được quy định trong một số Hiệp định Thương mại Tự do. Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực hiện quy định xác định trước mang lại lợi ích cho cả Hải quan và DN. Cơ quan Hải quan nâng cao được năng suất và hiệu quả quản lý nhờ đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, phân bổ nguồn lực hợp lý vào các giai đoạn trước, trong và sau thông quan. Trong khi đó, DN sẽ căn cứ vào những thông tin được cung cấp trước có tính ràng buộc pháp lý để nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh và tính toán lợi nhuận. Điều này làm tăng độ chắc chắn và có thể dự doán được cho các DN khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế. Có thể thấy, qua thời gian triển khai quy định xác định trước, tình trạng tranh chấp giữa Hải quan và DN liên quan đến mã số hàng hóa, trị giá và thuế suất ưu đãi từ xuất xứ đã giảm đáng kể. Mặc dù khi triển khai quy định này công việc của các CBCC tại Cục Thuế XNK và Trung tâm PTPL tăng lên nhiều lần nhưng đã nhận được phản hồi tích cực từ phía DN, cho thấy đây là một quy định tích cực, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động XNK của DN. Vẫn còn trường hợp bị từ chối Được biết, đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành khoảng 1.000 thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa. Hầu hết hồ sơ gửi đến đều được Cục Thuế XNK giải quyết trong thời hạn 30 ngày, những trường hợp hàng hóa phức tạp cũng được giải quyết trong thời hạn tối đa 60 ngày. Tuy nhiên, theo Cục Thuế XNK, vẫn còn những trường hợp bị cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ đề nghị xác định trước mã số hàng hóa do phía DN chưa nắm rõ được quy định. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đã có quy định Tổng cục Hải quan từ chối xác định trước mã số đối với trường hợp không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số. Bên cạnh đó, tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã quy định, hồ sơ đề nghị xác định trước mã số phải có mẫu hàng hóa dự kiến XK, NK. Đơn cử như trường hợp của Công ty TNHH ISAGENIX Việt Nam, mặc dù Công ty này đã có đơn đề nghị xác định trước mã số đối với mặt hàng có tên thương mại Thức uống năng lượng E+, tuy nhiên, Tổng cục Hải quan phải trả lại hồ sơ của DN bởi hồ sơ đề nghị xác định trước mã số của Công ty không có mẫu hàng hóa. Hay như trường hợp của Công ty Cổ phần Thương mại và XNK Thăng Long bị Tổng cục Hải quan trả lại hồ sơ với lý do mẫu hàng hóa gửi kèm theo đơn không được bảo quản đúng cách. Được biết, mẫu hàng hóa kèm theo đơn đề nghị xác định trước mã số hàng hóa đã để trần, bị lộ sáng lớp bề mặt nên cơ quan Hải quan không thể sử dụng mẫu này phân tích làm cơ sở phân loại hàng hóa theo quy định. Tổng cục Hải quan cũng cho biết, trong trường hợp những Công ty này tiếp tục có nhu cầu xác định trước mã số hàng hóa nêu trên, Công ty phải lập đơn mới đề nghị xác định trước mã số, đồng thời phải đảm bảo mẫu hàng hóa gửi kèm hồ sơ phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp để hàng hóa giữ nguyên được tính chất, không bị hư hỏng. Một trường hợp khác cũng đã bị Tổng cục Hải quan trả lại hồ sơ do số lượng hàng hóa làm mẫu DN gửi tới không đủ để thực hiện các xét nghiệm phân tích, phân loại hàng hóa. Đây chính là những lưu ý cho những DN nào có ý định xác định trước mã số hàng hóa cần quan tâm. Bên cạnh đó, theo quy định, tại điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21-1-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan: Hàng hóa XK, NK cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu XK, NK hoặc có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc là hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh. Vì vậy mà trường hợp của Công ty CP Vận tải & Dịch vụ Hàng hải (Tra-sas) về việc xác định trước trị giá hải quan đối với một số mặt hàng rượu NK, xuất xứ của Anh đã bị từ chối bởi mặt hàng này không phải là lần đầu XK, NK. Đối với mỗi trường hợp bị từ chối đều được Tổng cục Hải quan có Công văn thông báo rõ ràng, trong đó hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục, cách lấy mẫu nếu DN vẫn tiếp tục có yêu cầu xin xác định trước mã số. Cùng với đó, Tổng cục Hải quan phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tuyên truyền về quy định này và hướng dẫn DN thực hiện lấy mẫu hàng hóa để phân tích phân loại.
|