当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【bóng đá ý hôm qua】“Bỏ quên” cơ chế liên thông trong thủ tục đất đai

Báo Cà MauNgày 25/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2015/QÐ-TTg về quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (thay thế Quyết định số 93/2007/QÐ-TTg ngày 22/6/2007), thực hiện cơ chế một cửa liên thông để tránh phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, trong tỉnh Cà Mau thời gian qua cơ chế này hầu như bị bỏ quên, thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một “điển hình”.

Ngày 25/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2015/QÐ-TTg về quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (thay thế Quyết định số 93/2007/QÐ-TTg ngày 22/6/2007), thực hiện cơ chế một cửa liên thông để tránh phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, trong tỉnh Cà Mau thời gian qua cơ chế này hầu như bị bỏ quên, thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một “điển hình”.

Theo Khoản 2, Ðiều 60, Nghị định 43 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ðất đai 2013 thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận là văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Rất hiếm trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện liên thông từ cấp xã đến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, sau đó nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa UBND cấp xã. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Nếu đầy đủ hồ sơ, người tiếp nhận viết giấy biên nhận cho người đề nghị cấp, trong đó ghi rõ thời gian giao trả hồ sơ. Trong khoảng thời gian tiếp nhận hồ sơ, công chức xã phải liên hệ với các cơ quan có liên quan để giúp người dân làm thủ tục, đến ngày hẹn người dân chỉ cần đến bộ phận một cửa UBND cấp xã nhận hồ sơ.

Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra của Ðoàn Kiểm tra kiểm soát thủ tục hành chính vừa qua, hầu như không có bất kỳ hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào được phát sinh tại cấp xã, phường, thị trấn. Người dân đến bộ phận một cửa cấp xã để được hướng dẫn hồ sơ bước đầu rồi phải trực tiếp đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện.

Trao đổi với ông Huỳnh Văn Mẫn, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn khi đến liên hệ làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Ông Mẫn cho biết, ít nhất đã 4 lần ông tìm đến huyện để được hướng dẫn làm thủ tục. Lần đầu đi để biết cách thức làm, lần hai nộp hồ sơ, lần ba là chỉnh sửa, lần thứ tư này là bổ sung hồ sơ.

Khi được chúng tôi hỏi vì sao ông không nộp hồ sơ ở xã cho tiện thì ông Mẫn cho biết là do cấp xã hướng dẫn lên đây làm cho nhanh.

Liên quan đến vấn đề này, ông Huỳnh Phong Nhã, công chức địa chính xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, cho biết: "Người dân có quyền nộp hồ sơ tại UBND xã, tuy nhiên công chức địa chính xã nhận hồ sơ, hướng dẫn người dân, sau đó người dân tự đem đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện nộp".

Ông Lý Minh Dương, công chức địa chính xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, thừa nhận: "Thời gian qua không có một hồ sơ thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phát sinh tại cấp xã. Khi tiếp nhận đủ hồ sơ thì UBND xã ký trả lại cho dân, sau đó người dân tự đi nộp ở huyện".

Cũng chính từ việc không thực hiện liên thông từ cấp xã lên cấp huyện trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay nói khác đi là từ sự đùn đẩy, không thực hiện hết trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã, như những gì đã và đang diễn ra trong thời gian qua, đã làm phát sinh thêm chi phí đáng kể cho người dân khi có nhu cầu.

Ông Phạm Quốc Sử, Phó trưởng Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp, nói: "Công chức địa chính xã phải hướng dẫn tách bạch cho dân thấy rõ đâu là trách nhiệm của Nhà nước phải làm cho công dân, việc nào người dân phải tự làm, không được đẩy việc khó cho dân". Theo ông Phạm Quốc Sử, Cà Mau cần thiết phải lập lại cơ chế giải quyết thủ tục hành chính công theo cơ chế liên thông, tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp xã, vì đây là quy định./.

Bài và ảnh: Hồng Phượng

分享到: