【odd là lẻ hay chẵn】Nhiều doanh nghiệp mở rộng đầu tư, đón cơ hội hậu Covid
Nhiều địa phương,ềudoanhnghiệpmởrộngđầutưđóncơhộihậodd là lẻ hay chẵn doanh nghiệp còn thờ ơ dù EVFTA nhiều cơ hội | |
Mở rộng vùng xanh, doanh nghiệp phục hồi nhanh | |
Doanh nghiệp mong mở rộng các “vùng Xanh” để duy trì hoạt động sản xuất |
An Phát Holdings vừa ra mắt dịch vụ suất ăn công nghiệp. Ảnh: APH |
Mở rộng đầu tư
Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN dần trở lại trạng thái “bình thường mới”, Công ty CP Vĩnh Hoàn đã thông qua quyết định góp thêm 145 tỷ đồng vào Công ty TNHH Thức ăn thủy sản Feed One, nâng tổng vốn góp của Vĩnh Hoàn tại Feed One lên 195 tỷ đồng. Một cổ đông khác của Feed One là cá nhân ông Đặng Văn Viễn cũng góp thêm 65 tỷ đồng. Sau khi tăng vốn, tỷ lệ sở hữu của Vĩnh Hoàn tại Feed One là 75%.
Trước đó, hồi tháng 8/2021, Vĩnh Hoàn đã bàn giao đất cho Feed One theo hình thức góp vốn để thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản. Trong nửa đầu năm 2021, Vĩnh Hoàn cũng đã chi thêm tiền thâu tóm Công ty XNK Sa Giang – chuyên xuất khẩu bánh phồng tôm và gạo, đồng thời thành lập Công ty trái cây Thành Ngọc với ngành nghề chính là sản xuất chế biến rau quả với các sản phẩm nước ép trái cây, trái cây sấy, trái cây đông lạnh. Với các dự án đang đầu tư, Vĩnh Hoàn kỳ vọng sẽ xây dựng được mô hình kinh tế tuần hoàn với chất thải từ khu vực này sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho khu vực khác.
Tập đoàn An Phát Holdings mới đây cũng đã công bố thành lập Công ty CP Dịch vụ suất ăn công nghiệp An Phát và ra mắt dịch vụ suất ăn công nghiệp. Theo An Phát Holdings, đại dịch Covid-19 mang lại nhiều thách thức đối với hoạt động kinh doanh và chăm lo đời sống người lao động của nhiều DN. Nắm bắt được điều này, An Phát Holdings đã ra mắt dịch vụ suất ăn công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Hiện tập đoàn đã sở hữu hệ sinh thái đồng bộ với các lĩnh vực: bao bì, nguyên liệu và sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn, nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất công nghệ cao, bất động sản khu công nghiệp, dịch vụ logistics… Theo đó, việc thành lập Công ty CP Dịch vụ suất ăn công nghiệp An Phát là chiến lược của An Phát Holdings trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khép kín hướng đến phát triển bền vững, giúp nâng cao thế mạnh cạnh tranh trong trung và dài hạn. Tập đoàn cũng đã có 10 năm kinh nghiệm trong cung cấp suất ăn công nghiệp cho các nhà máy của mình với quy mô phục vụ 5.000 cán bộ nhân viên. Hiện tại, bên cạnh cung cấp suất ăn công nghiệp cho hệ thống nhà máy thuộc tập đoàn, Công ty CP Dịch vụ suất ăn công nghiệp An Phát đã cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tác khác như Công ty TNHH Electronics Han Sung Won Việt Nam, Công ty TNHH Công nghệ âm thanh Tiinlab Việt Nam, Công ty TNHH Suntel Vina…
Trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu xanh, An Phát Holdings cũng đang đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT. Hiện dự án đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đầu tư tại KCN Đình Vũ và dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm nay để sẵn sàng đi vào hoạt động vào đầu năm 2024. Theo An Phát Holding, với công suất 30.000 tấn/năm cùng dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu thế giới, khi nhà máy đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh toàn cầu.
Đón cơ hội ở những lĩnh vực tiềm năng
Bên cạnh việc mở rộng đầu tư để hoàn thiện hệ sinh thái bền vững, nhiều DN cũng nhận diện những lĩnh vực tiềm năng mới và tham gia đầu tư. Cụ thể, Tập đoàn xây dựng Hoà Bình vừa ký kết hợp tác chiến lược với Shire Oak International (SOI) - đơn vị phát triển chuyên nghiệp về năng lượng tái tạo của Scotland, trong việc phát triển điện mặt trời. Theo đó, Hòa Bình và SOI sẽ cùng đầu tư xây dựng mới hệ thống điện mặt trời trên mái (RTS) trên các tòa nhà công nghiệp, đầu tư vào các hệ thống RTS đã có hoặc đang được xây dựng để tiếp quản từ chủ sở hữu của các tòa nhà đó; đầu tư vào các dự án trang trại điện gió trên bờ ở giai đoạn hoàn thiện và các dự án trang trại điện gió ngoài khơi… Đồng thời, Hòa Bình sẽ giới thiệu cho SOI các dự án tiềm năng để SOI đầu tư và phát triển, còn Hòa Bình sẽ tham gia vai trò tổng thầu EPC ở các dự án mà hai bên hợp tác.
Trong khi đó, Tập đoàn Hòa Phát cũng tăng tốc đầu tư vào sản xuất hàng điện lạnh, gia dụng nhằm đón đầu làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hòa Phát đã thành lập Tổng công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát, tập trung vào các sản phẩm: máy điều hòa không khí, tủ lạnh, máy lọc nước và máy giặt, với 50% sản lượng dành cho xuất khẩu. Theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu từ lĩnh vực mới này sẽ đạt 1 tỷ USD vào năm 2030 và trở thành nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất cả nước.
Ngoài việc rót vốn đầu tư vào các lĩnh vực mới, nhiều DN khởi nghiệp của Việt Nam ở các lĩnh vực có triển vọng tăng trưởng cao trong tương lai cũng nhận được khoản đầu tư ngay trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Điển hình như VinaCapital Venture (V2) mới đây đã công bố đầu tư vào Dutycast – công ty công nghệ phát triển nền tảng hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia. Ông Hoàng Đức Trung, Giám đốc của V2 đánh giá cao tiềm năng của Dutycast khi thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng song vẫn còn nhiều rào cản khi mua sắm hàng hóa ở nước ngoài và Dutycast đã giải quyết được những trở ngại đó. Do đó, tiện ích của Dutycast không chỉ có tiềm năng ở Việt Nam mà ở cả những quốc gia mà việc mua sắm trực tuyến quốc tế còn khó khăn.
Trước đó, V2 cũng đầu tư vào GlobalCare – công ty công nghệ bảo hiểm cung cấp các giải pháp công nghệ phục vụ cho việc bán hàng và quản lý bán hàng của các đại lý và đối tác kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 đã giúp các DN nhìn nhận những điểm còn hạn chế trong mô hình hoạt động, những tiềm năng chưa được khai thác cũng như những lĩnh vực mới có triển vọng trong tương lai. Do đó, những DN có tiềm lực mạnh sẽ có thể nhanh chóng tái cấu trúc, rót vốn đầu tư để sớm đón đầu cơ hội trong thời gian sớm nhất.