Không cần chờ Nghị định có hiệu lực! Liên quan đến hàng loạt vụ việc chây ỳ,óthểcưỡngchếngaychủđầutưchâyỳbàngiaoQuỹbảotrìchungcưsoi kèo ac milan vs napoli chậm bàn giao 2% phí bảo trì cho Ban Quản trị các tòa nhà chung cư đang thu hút sự quan tâm của dư luận và đông đảo người dân, theo ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sảnthuộc Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở 2014 là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, đã quy định rõ chủ đầu tưphải bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư. Điều 108-109 Luật Nhà ở cũng nêu rõ, nếu chủ đầu tư chây ỷ không trả thì UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện việc cưỡng chế đối với chủ đầu tư. Như vậy, không cần phải chờ đến Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014, các chủ đầu tư vi phạm việc bàn giao vẫn có thể bị cưỡng chế bàn giao. Trong số hơn 600 chung cư ở Hà Nội, có chưa tới 20% chủ đầu tư nghiêm chỉnh thực hiện quy định bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị. Điển hình nhất là sự việc Ban quản trị Dự án Keangnam, quận Nam Từ Liêm khiếu nại Chủ đầu tư còn nợ người dân hơn 160 tỷ đồng phí bảo trì, mặc dù chính quyền địa phương đã ra nhiều văn bản yêu cầu chủ đầu tư là Keangnam Vina thực hiện. Mới đây nhất, đầu tháng 11/2015, ban quản trị của tòa nhà chung cư D11, Cầu Giấy đã nộp đơn kiện chủ đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) ra tòa. Dự án được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2011 nhưng đến nay phía chủ đầu tư vẫn không thực hiện bàn giao 2% phí bảo trì tương đương 5 tỉ đồng. Hay như vụ việc cư dân ở chung cư Sky City, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa căng băng rôn biểu tình, yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Hanotex khắc phục các sai phạm, trong đó có việc hoàn trả khoảng 30 tỷ đồng phí bảo trì cho cư dân. Sau 5 năm đi vào hoạt động, Ban quản trị tòa nhà Sky City Towers vẫn chưa nhận được đúng và đủ khoản kinh phí này từ Chủ đầu tư Hanotex. Cụ thể theo tính toán đến nay chủ đầu tư còn phải hoàn trả cho cư dân hơn 30 tỷ đồng nữa. Ban quản trị và cư dân kiên trì đòi chủ đầu tư trong suốt thời gia qua nhưng không đạt được kết quả. Cư dân và Ban quản trị lo lắng nguồn kinh phí khi càng ngày các hạng mục nhà ở, máy móc thiết bị càng xuống cấp.
Vụ việc cư dân cụm nhà N05 Trung Hòa - Nhân Chính cho người dân được 3 năm. Song, toàn bộ quỹ bảo trì khoảng 70 tỷ đồng bị Vinaconex chiếm giữ. Do không có tiền để bảo dưỡng, duy tu dẫn đến 4 tổ hợp chung cư ngày càng xuống cấp.... UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cưỡng chế! Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 10/12. Trong đó, quy định cụ thể thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư. Cụ thể, trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn theo quy định thì Ban quản trị có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kiểm tra; nếu các bên đã quyết toán số liệu kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao kinh phí bảo trì thì UBND cấp tỉnh phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí cho Ban quản trị. Trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp tỉnh, chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì này. Trường hợp các bên vẫn chưa lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì thì các bên phải thống nhất quyết toán số liệu và bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp tỉnh. Trường hợp quá thời hạn quy định nêu trên mà chủ đầu tư vẫn không thực hiện bàn giao kinh phí thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị và gửi quyết định này cho chủ đầu tư, Ban quản trị và tổ chức tín dụng nơi chủ đầu tư mở tài khoản; trong quyết định cưỡng chế, UBND cấp tỉnh phải ghi rõ số kinh phí chủ đầu tư phải bàn giao sau khi trừ kinh phí mà chủ đầu tư phải sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung (nếu có), thời hạn bàn giao, biện pháp cưỡng chế và trách nhiệm của các bên liên quan để thực hiện quyết định này. Biện pháp cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì bao gồm việc buộc chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì được gửi từ tài khoản đã lập theo quy định hoặc chuyển kinh phí từ tài khoản khác của chủ đầu tư sang tài khoản do Ban quản trị quản lý hoặc xử lý tài sản của chủ đầu tư. Việc cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế. Kinh phí phải bàn giao là toàn bộ số tiền bảo trì (cả gốc và lãi) theo số liệu kinh phí mà các bên đã quyết toán; nếu các bên không thống nhất quyết toán số liệu thì bàn giao theo số liệu ghi trong quyết định cưỡng chế của UBND cấp tỉnh. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế của UBND cấp tỉnh, tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư hoặc quản lý tài khoản khác của chủ đầu tư theo quyết định cưỡng chế có trách nhiệm chuyển kinh phí sang tài khoản do Ban quản trị lập để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về nhà ở và quyết định cưỡng chế; trường hợp phải xử lý tài sản của chủ đầu tư để thu hồi kinh phí bảo trì cho Ban quản trị thì trong quyết định cưỡng chế, UBND cấp tỉnh phải nêu rõ biện pháp xử lý tài sản, trách nhiệm của đơn vị xử lý tài sản, hình thức xử lý và việc chuyển giao kinh phí thu hồi cho Ban quản trị. |