Đối với các bộ,Đổimớicôngtácquảnlýchuyênngànhtheonguyêntắcmộtmặthàngchỉđiềuchỉnhbởimộtvănbảga eagles – ajax cơ quan, địa phương: Nêu cao tinh thần trách nhiệm và quyết liệt hơn nữa trong công tác hoàn thiện thể chế, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Đối với các bộ quản lý chuyên ngành và các bộ, cơ quan có ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện: Cải cách toàn diện hoạt động KTCN, đảm bảo cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm thủ tục KTCN, đảm bảo cắt giảm, đơn giản hóa theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định) về KTCN và điều kiện đầu tư, kinh doanh; đề xuất sửa đổi, bãi bỏ những quy định chồng chéo, không đồng bộ, không hợp lý về KTCN và điều kiện kinh doanh gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN nhằm đảm bảo cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, thủ tục KTCN và điều kiện kinh doanh theo hướng xây dựng một nghị định sửa nhiều nghị định liên quan đến KTCN và điều kiện kinh doanh theo trình tự, thủ tục rút gọn, báo cáo Chính phủ trong quý II/2018.
Việc cắt giảm, sửa đổi hoặc bãi bỏ phải thực chất, không cắt giảm, bãi bỏ hoặc sửa đổi theo kiểu cơ học thuần túy, gộp nhiều điều kiện vào một điều kiện; tuyệt đối không cắt giảm, bãi bỏ cái này lại bổ sung cái khác hoặc sửa đổi, cắt giảm theo kiểu thay đổi tên gọi.
Các bộ khẩn trương xây dựng phương án, lộ trình cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết, bất hợp lý, gây khó khăn, cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và DN. Từ ngày 15/3/2018, Tổ công tác sẽ tiến hành kiểm tra việc cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính tại các bộ, cơ quan, địa phương.
Đối với các bộ quản lý chuyên ngành, Tổ công tác kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ khẩn trương ban hành danh mục hàng hóa phải KTCN kèm mã số HS thuộc phạm vi quản lý, kiểm tra chuyên ngành của bộ mình. Đồng thời hoàn thành việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với danh mục hàng hóa thuộc diện phải KTCN khi NK ở khâu thông quan để thuận lợi trong việc áp dụng quản lý rủi ro (còn khoảng 34% danh mục hàng hóa phải KTCN chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật).
Đối với Bộ Tài chính, khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa XNK. Khẩn trương nghiên cứu, rà soát, đổi mới quy trình về thủ tục hải quan cho phù hợp với quy định mới về quản lý, KTCN. Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá lại hoạt động các địa điểm KTCN tập trung đã thành lập để đề xuất phương án triển khai hiệu quả.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khẩn trương xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật DN; tiếp tục nghiên cứu, rà soát cắt giảm các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mà không cần thiết quản lý.
Đối với Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác kiến nghị giao Văn phòng Chính phủ chủ trì làm việc với các bộ quản lý chuyên ngành, đề xuất cụ thể cách thức quản lý, kiểm tra của nhiều bộ hoặc của nhiều cơ quan, đơn vị thuộc một bộ, đảm bảo nguyên tắc một mặt hàng chỉ điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật quy định về KTCN và do một bộ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, KTCN.