Tiết học múa của cô và trò Trường mầm non Thượng Quảng
Nhờ dân vận khéo
Những tiếng bi bô tập làm quen chữ cái,Đôngpháttriểngiáodụcmầkqbd paraguay tiếng nô đùa, ca hát của cô và trò Trường mầm non Thượng Quảng đã xua đi sự heo hút nơi núi rừng khi chiều buông xuống. Là trường thuộc diện miền núi khó khăn nhưng từ dụng cụ học tập, bộ đồ chơi trong lớp cho đến sân chơi ngoài trời cho các em đều được trang bị đầy đủ.
Cô Trần Thị Ý Anh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hiện xã có 290 em dưới 5 tuổi, trong đó có 210 em từ 3-5 tuổi đều đã đến trường, đạt tỉ lệ 100%. Để có được kết quả đó là thành quả từ công tác dân vận của cả hệ thống chính trị. “Để vận động phụ huynh cho con đi học đúng độ tuổi, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, nhất là các trưởng thôn, trưởng bản… đến từng nhà, giải thích, thuyết phục cha mẹ các cháu. Gặp được cha mẹ các cháu cũng không dễ, chúng tôi phải đến vào buổi tối sau giờ lên nương, lên rẫy, không phải đi một lần mà thuyết phục được, nhiều phụ huynh lấy lý do con còn nhỏ chưa cần học chữ, thậm chí là chưa làm giấy khai sinh nên chưa cho đi học… để từ chối. Dù có đến bao nhiêu lần thì chúng tôi cũng quyết tâm thuyết phục, để các cháu được đến trường đúng độ tuổi ”, cô Ý Anh chia sẻ.
Ông Lê Quang Thẩm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đông cho biết, huy động trẻ mầm non đến trường đúng độ tuổi là việc làm khó, nhất là đối với 6 xã đồng bào dân tộc thiểu số (Thượng Quảng, Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Sơn). Trước khi bước vào năm học mới, các ban ngành từ huyện tới xã, thôn… đã cùng vào cuộc hết sức quyết liệt, đặc biệt là đội ngũ giáo viên các trường kiên trì, chịu khó, nhiệt tình và tâm huyết. Có như thế mới tạo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi đối tượng trẻ em trên địa bàn.
Đầu tư cơ sở vật chất
Hiện, Nam Đông có 9/11 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Chuẩn bị cho năm học mới, huyện đang tiến hành xây dựng mới 3 phòng học, một số phòng chức năng cho hai trường Mầm non Hương Hữu và Hương Sơn với kinh phí gần 7 tỷ đồng. Ông Thẩm cho biết, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của các cháu, mỗi trường đều được trang bị 5 máy vi tính, nối mạng internet; 1 bộ thiết bị đồ chơi (135 triệu đồng/bộ); khu vui chơi ngoài trời với tối thiểu 5 loại đồ chơi (trên 300 triệu đồng). Phòng GD&DT huyện cũng khuyến khích giáo viên và phụ huynh tự làm đồ dùng dạy học mầm non thông qua việc tổ chức các cuộc thi. Nhiều năm liền, sản phẩm đồ chơi mầm non của giáo viên đại diện huyện dự thi cấp tỉnh đều đạt giải.
Một trong những khó khăn đối với công tác GDMN trên địa bàn là tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và tỉ lệ thấp còi còn cao. Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho các em, ngoài kinh phí đóng góp hàng tháng của phụ huynh, Phòng GD&DT huyện huy động sự đóng góp từ các ban ngành, tổ chức xã hội, kết nối với các địa chỉ từ thiện hỗ trợ thêm gạo, sữa… cho các em. Chính sách hỗ trợ giáo dục của tỉnh cho học sinh vùng khó cũng được ngành giáo dục huyện triển khai đầy đủ và hiệu quả, đối với học sinh thuộc hộ nghèo được miễn học phí và hỗ trợ tiền ăn trưa.
“Huyện đang tập trung xây dựng GDMN phát triển cả về chất lượng và số lượng. Ngoài tuyên truyền, huyện chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, tạo uy tín với nhân dân. Với sự dân vận khéo và quyết tâm cao của cả hệ thống giáo dục, năm học 2016 -2017, GDMN đạt gần 50% độ tuổi nhà trẻ, 96% trẻ từ 3- 4 tuổi, duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trường”, ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông khẳng định.
Bài, ảnh: THANH THẢO