当前位置:首页 > Cúp C2

【thứ hạng của birmingham city f.c.】Dùng “sở hữu chéo” để tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém?

So huu cheo

“Sở hữu chéo” trong hệ thống tín dụng gây nhiều tác hại hơn là có lợi cho nền kinh tế. (Ảnh minh họa)

Theùngsởhữuchéođểtáicơcấucácngânhàngyếukéthứ hạng của birmingham city f.c.o nhận định của giới chuyên gia, hiện hành lang pháp lý Việt Nam có nhiều quy định chặt chẽ nhằm hạn chế vấn đề này. Tuy nhiên cùng với tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, “sở hữu chéo” vẫn hiển hiện với tần suất theo các chuyên gia đánh giá là ngày càng đậm đặc.

“Quy định là vậy nhưng thực tế Việt Nam luôn luôn có ngoại lệ”, nhấn mạnh điều này, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Chính sách Công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam cho hay, quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém vừa qua đều có sự tham gia của “sở hữu chéo”.

“Bởi vì muốn tái cấu trúc một ngân hàng yếu kém thì phải có một nhà đầu tư mới tham gia. Và như vậy, trước mắt là sẽ giải quyết được nhiệm vụ tái cơ cấu ngân hàng, nhưng hệ quả “sở hữu chéo” vẫn tồn tại và khó xóa bỏ “sở hữu chéo” về sau.

Dấu hiệu “sở hữu chéo” vô hiệu hóa các quy định an toàn:

+ Ngân hàng thương mại (NHTM) tăng vốn ảo, vô hiệu hóa các quy định về vốn pháp định của NHTM

+ Đánh giá không đúng tài sản “Có” rủi ro, từ đó làm tăng hệ số đủ vốn CAR một cách không thực chất

+ Ngân hàng cho vay người có liên quan, từ đó vô hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng

+NHTM vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khoán vì vậy vô hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư ra khỏi hoạt động của NHTM

+ NHTM có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thông qua việc chuyển nợ xấu sang các công ty con, công ty liên kết. Từ đó vô hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phòng rủi ro.

(Trích tham luận của ông Nguyễn Xuân Thành)

Ví dụ tái cơ cấu TienphongBank với sự tham gia của Tập đoàn DOJI, hay như sự sáp nhập của ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB), thực chất là cùng một nhà đầu tư…”, ông Thành phân tích.

Cùng quan điểm, ông Đinh Tuấn Minh, Chuyên gia kinh tế, khối quản trị rủi ro, Ngân hàng Quân Đội cũng chia sẻ, về lý thuyết thì “sở hữu chéo” là hiện tượng doanh nghiệp này sở hữu cổ phần doanh nghiệp khác.

Bình thường thì "sở hữu chéo" sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, hai bên dễ trao đổi về những vấn đề liên quan đến các giao dịch có tính chuyên biệt cao, có tần suất thường xuyên xảy ra, các dự án có tính bất định cao. Đổi lại, tác hại của nó cũng không nhỏ, khiến chi phí quản lý giám sát tăng. Đặc biệt là làm nẩy sinh cấu kết ngầm giữa các công ty “sở hữu chéo”, kéo theo đó là sản lượng và phúc lợi xã hội cũng giảm theo.

“Sở hữu chéo” trong hệ thống ngân hàng có thể được nhận diện qua ba dạng: Sở hữu giữa doanh nghiệp và ngân hàng, doanh nghiệp sở hữu ngân hàng và ngân hàng sở hữu ngân hàng.

“Đa phần các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy “sở hữu chéo” trong hệ thống tín dụng gây nhiều tác hại cho nền kinh tế hơn là lợi ích. “Sở hữu chéo” được xem như là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu mang tính hệ thống và đổ vỡ hệ thống tài chính tại các quốc gia châu Á và châu Mỹ La Tinh trong vài thập kỷ gần đây”, ông Minh thông tin thêm.

Vấn đề đặt ra là “lựa chọn tái cấu trúc” hay “triệt tiêu sở hữu chéo”? Giới chuyên gia đều cho rằng cả hai phải được thực hiện một cách song hành, bởi đó là hai mặt của một tờ giấy, bởi khi xảy ra quan hệ “sở hữu chéo” giữa doanh nghiệp và ngân hàng, doanh nghiệp thường được cung cấp tín dụng cho các dự án có tính trung và dài hạn. Khi quan hệ sở hữu không còn, doanh nghiệp lại không được cấp vốn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và nợ xấu theo đó cũng tăng lên.

“Để hạn chế “sở hữu chéo” trong dài hạn, cần xây dựng thị trường tín dụng và thị trường vốn có chi phí giao dịch thấp. Thông tin phải minh bạch, hệ thống pháp lý được cải thiện hơn, quyền sở hữu rõ ràng, phát mại tài sản dễ dàng, thủ tục phá sản nhanh. Cải thiện năng lực giám sát thị trường tín dụng và thị trường vốn hiệu quả hơn. Đặc biệt là thay đổi nhận thức của các chủ doanh nghiệp về quản trị doanh nghiệp dựa trên mối quan hệ gia đình”, ông Minh khuyến nghị.

Vo hieu hoa
Nguồn: Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách Công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Ngô Kiến

分享到: