您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【dortmund vs cologne】Giúp phụ nữ ổn định cuộc sống 正文

【dortmund vs cologne】Giúp phụ nữ ổn định cuộc sống

时间:2025-01-25 00:16:34 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ là nhiệm vụ được các dortmund vs cologne

Đào tạo nghề,ụnữổnđịnhcuộcsốdortmund vs cologne giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ là nhiệm vụ được các ngành và địa phương chú trọng thực hiện, qua đó giúp chị em tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh phụ thuộc vào nam giới, nâng tầm vị thế trong gia đình, ngoài xã hội.

Nhờ được đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhiều lao động nữ làm chủ được kinh tế gia đình.

Những ngày này, các thành viên của Tổ phụ nữ may gia công ở ấp 3A, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, vẫn đều đặn làm việc, để kịp giao hàng cho các cơ sở. Tổ may gia công có 10 thành viên tham gia. Theo bà Lê Ngọc Lan Phương, Tổ trưởng Tổ phụ nữ may gia công ấp 3A, chúng tôi nhận may gia công quần áo các loại, sau đó hàng hóa sẽ được chuyển đi Thành phố Hồ Chí Minh. Công việc gia công quần áo khá đơn giản, nếu chịu khó, nhanh tay các chị em có thể kiếm được 100.000 đồng mỗi ngày. “Tùy theo đơn hàng khó hay dễ mà thời gian giao hàng khác nhau, bình quân cách vài ngày chúng tôi sẽ giao sản phẩm 1 lần, khoảng vài trăm đến nghìn thành phẩm. Thời gian tới, chúng tôi dự định sẽ mua vải về tự may, khi đó sẽ giúp chị em có việc làm và thu nhập ổn định, có thêm điều kiện để phát triển kinh tế gia đình”, bà Phương cho biết. Trước đây, bà Phương đi làm ở Thành phố Hồ Chí Minh và có cơ sở may gia công, năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát, bà trở về địa phương và thành lập Tổ phụ nữ may gia công tại nhà. Đến nay, tổ đã tạo việc làm cho nhiều chị em ở địa phương, mọi người ai nấy rất phấn khởi.

Được học nghề không chỉ giúp phụ nữ có công ăn việc làm, tăng thu nhập, mà qua đây cũng đã tạo điều kiện cho nhiều chị em vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Điển hình như chị Nguyễn Thị Thoa, ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, nhờ học nghề đan lục bình không chỉ giúp gia đình chị thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống mà còn tạo việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương. Chị Thoa chia sẻ: “Nhờ nghề này, cuộc sống của gia đình tôi không còn túng thiếu, hơn nữa bản thân cũng liên hệ với một số công ty, hợp tác xã nhận và giao khung để chị em cùng làm. Nghề đan lục bình này dễ lắm, bình quân mỗi tháng các thợ đan có thể kiếm được từ 3 đến 3,5 triệu đồng”. Thời gian qua, chị Thoa đã tạo việc làm cho trên 100 chị em phụ nữ đan lục bình, điều mà chị phấn khởi nhất là có thể giúp những chị em có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ là hộ nghèo như chị ngày xưa có việc làm, ổn định đời sống. 

Nắm bắt được nhu cầu của lao động trên địa bàn, đặc biệt là phụ nữ, các trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã mở các lớp dạy nghề phù hợp. Theo ông Hồ Thanh Trí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A, hàng năm, trung tâm đều phối hợp với các xã, thị trấn rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, trên cơ sở đó mở các lớp nghề vừa sát với nhu cầu của người dân, vừa đáp ứng nhu cầu của công ty, doanh nghiệp. Trong số lao động tham gia học nghề thì lao động nữ chiếm tỷ lệ cao như nghề may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn... Việc học nghề sẽ giúp chị em có được việc làm, ổn định về kinh tế.

Ngoài đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho chị em phụ nữ trên địa bàn tỉnh, trong năm 2021 này các ngành, các cấp và địa phương cũng quan tâm trong việc tạo việc làm cho những phụ nữ từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trở về tỉnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo ông Võ Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, với những lao động từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trở về địa phương nói chung và chị em phụ nữ nói riêng, ngoài vận động mọi người quay về nơi làm việc cũ khi dịch đã được kiểm soát, với tay nghề sẵn có chúng tôi cũng khuyến khích mọi người vào làm việc ở các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn, hoặc tự tạo việc làm tại nhà. Mặt khác, ngành cũng kết nối, cung cấp thông tin thị trường lao động đến người lao động, để mọi người nắm thông tin, chủ động tìm việc. “Khi phụ nữ có việc làm, tự tạo thu nhập, họ sẽ tránh được tình trạng phụ thuộc vào nam giới, góp phần nâng cao vị thế của bản thân”, ông Cường cho biết.

Nhờ các hoạt động hỗ trợ học nghề, tạo việc làm của các cấp, các ngành, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập đã giúp nhiều phụ nữ vươn lên. Chị em phụ nữ đã được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế, văn hóa và giáo dục, qua đó ngày càng nâng tầm vị thế trong gia đình và xã hội...

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Trong năm 2021 các cấp hội đã tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia các lớp đào tạo nghề, đến nay đã phối hợp tổ chức 47 lớp nghề, với 1.175 chị theo học.

------------------------

Theo Kế hoạch Thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2021 trên địa bàn tỉnh, trong lĩnh vực kinh tế, lao động: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương đạt 45%; giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống còn 30%; phấn đấu tỷ lệ nữ làm giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 20%.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU