您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【u19 nga】Phòng bệnh cho thú cưng 正文

【u19 nga】Phòng bệnh cho thú cưng

时间:2025-01-25 20:59:41 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

(CMO) Xuất phát từ mục đích khác nhau, nhiều gia đình thường chọn cho mình những con thú cưng để nuô u19 nga

Báo Cà Mau(CMO) Xuất phát từ mục đích khác nhau, nhiều gia đình thường chọn cho mình những con thú cưng để nuôi trong nhà, đặc biệt là chó, mèo. Thế nhưng, vấn đề chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho cả thú cưng và gia chủ chưa được nhiều người quan tâm. Nhiều người mắc phải bệnh lây từ vật nuôi.

Hiện tại, Chi cục Thú ý có 2 loại vắc-xin phòng chống 6 bệnh phổ biến cho thú nuôi và vắc-xin phòng bệnh dại. Mỗi vật nuôi đến phòng khám tiêm vắc-xin đều được cấp một sổ theo dõi. Ưu điểm của việc cấp sổ là dễ dàng theo dõi “bệnh án” của thú cưng cũng như nhắc nhở thời hạn để tái khám định kỳ.

Ngoài ra, sau khi tiêm ngừa bệnh, thú cưng sẽ được phát một vòng đeo cổ, có thể nhận biết vật nuôi đã được tiêm phòng hay chưa.

Ông Trần Thanh Trọng, Phó trưởng Trạm Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cho động vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: “Khi bắt đầu nuôi thú cưng nên tuân thủ việc tiêm ngừa nghiêm ngặt từ ban đầu, tức vật nuôi trên 1 tháng rưỡi tuổi nên tiêm vắc-xin phòng 6 bệnh, trên 2 tháng tuổi bắt đầu tiêm phòng dại và cứ 6 tháng phải tẩy giun 1 lần”.

Bà Lâm Thu Ngọc đem thú cưng đến điều trị tại Chi cục Thú y.

Vuốt ve chú chó nhỏ của mình, bà Lâm Thu Ngọc, 77 tuổi, Phường 8, TP Cà Mau, lo lắng: “Thấy nó bỏ ăn, mệt mỏi mấy bữa nay nên tôi đem đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y để điều trị”. Vì ít con cháu nên những vật nuôi trong nhà bà chăm sóc, yêu thương như con mình. “Hễ thấy có biểu hiện lạ là tôi đưa nó đi khám ngay”, bà Ngọc chia sẻ.

Dẫn thú cưng đến tiêm vắc-xin định kỳ tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y, chị Châu Ái Vy, Phường 9, TP Cà Mau cho biết: “Lần đầu tiên tôi đến đây là để triệt sản cho thú cưng. Ngoài ra, khi chó bệnh hay chán ăn, sốt lập tức tôi đưa ngay đến bác sĩ”.

Nhiều người đến Chi cục Thú y với tâm trạng khác nhau, có người muốn phòng bệnh cho thú cưng, có người muốn trị bệnh… nhưng tất cả đều có chung mục đích là đảm bảo cho sức khoẻ cho chính mình và người thân trong gia đình.

Sắp bước vào thời điểm nắng nóng, bệnh dại dễ phát sinh, nhất là chó dại. Ông Trọng thông tin: “Chó mắc bệnh dại chỉ sống được 10-14 ngày. Trong thời gian này nên nhốt lại và theo dõi diễn biến xem có phải mắc bệnh dại thực sự hay không. Đặc biệt, không được thả rong hay xua đuổi. Thông thường, khi bắt gặp chó có biểu hiện dại, người dân thường giết chúng, việc này cản trở công tác điều trị cũng như lấy mẫu mô về xét nghiệm”.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, cho biết: “Không ít người chủ quan và không chịu phòng bệnh cho thú cưng của mình. Nhiều người còn ngủ chung với chó, mèo, hoặc suy nghĩ chủ quan rằng vật mình nuôi từ nhỏ đến lớn nên không mang mầm bệnh nguy hiểm. Đó là suy luận vô căn cứ”.

Đến nay, bệnh dại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu mắc, tỷ lệ chết là 100%. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất là triển khai quản lý vật nuôi, tiêm vắc-xin phòng ngừa và huyết thanh kháng dại cho cả người và vật nuôi./.

Ngô Yến Nhi

Nhiều năm trong nghề, ông Trần Thanh Trọng nhận định: “Theo từng năm, ý thức phòng bệnh trên vật nuôi của người dân ngày càng được cải thiện thông qua lượt khám, điều trị, tái theo dõi. Tuy có cải thiện nhưng chưa nhiều, rõ nhất là chỉ có những nhà có điều kiện mới đặc biệt quan tâm việc phòng bệnh cho thú cưng, còn hầu hết khi thú cưng mắc bệnh mới đến điều trị. Người dân cần lưu ý nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì có một số bệnh không thể chữa được, khi đem vật nuôi đến đã đến giai đoạn cuối của bệnh”.