Khu vườn chán nhất tuổi thơ tôi là vườn nhà bà ngoại. Bởi vì vườn rộng bao quanh nhà nhưng bà chỉ trồng toàn chuối tiêu. Tôi vẫn thường ao ước nhà bà có vài cây nhãn,óngTếtthươngbàkết quả bóng đá tây ban nha hôm qua cây ổi, cây xoài như nhà người ta để có thể vắt vẻo trèo lên vừa hái vừa ăn. Nhưng vườn chuối tiêu nhàm chán năm xưa lại chính là nơi gợi lại cho tôi nhiều kỉ niệm và cảm xúc với bà ngoại nhất. Hồi bé, tôi không hiểu sao bà không chịu trồng thêm một loại cây nào trong vườn. Vườn trồng toàn chuối nên không hề có cỏ. Mà có lẽ không ngọn cỏ nào mọc được trong vườn vì bà tôi chăm vườn rất kỹ. Đến lúc 70 tuổi bà vẫn thuê người mang đất bãi bồi ở sông về vườn rồi bà tự tay đắp từng mảng đất vào gốc chuối. Bà mua tre để chống các buồng chuối vì buồng nào cũng rất to và nặng. Chuối bà trồng thực sự là siêu to, đến nỗi mùa hè tôi nhìn mỗi quả chuối đều không dám ăn. Có nhiều nải còn có quả dính 2, dính 3, thần kỳ vô cùng. Thường thì có người đến tận vườn của bà mua cả buồng chuối xanh về buôn. Bên cạnh đó, bà tôi còn giấm chuối trong một cái chum "siêu to khổng lồ". Chuối giấm xong bà lại mang đi bán ở chợ. Mỗi lần tôi đến chơi bà đều cho mấy nải xách về. Bà rất vui khi nhìn chúng tôi ngồi ăn chuối trước mặt bà. Trong khi tôi chỉ muốn chọn quả bé thì bà lại để dành cho tôi những quả to. Có những lần tôi còn trốn bà, chạy về lúc bà không biết để bà không cho được chuối, sau đó lại nói dối là cháu quên. Sau này lớn hơn và đi học xa nhà, mỗi lần về thăm mà bà cho chuối, tôi đều vui vẻ mang đi hết. Cây chuối của bà chẳng vứt đi thứ gì cả. Từ giữa mùa hè đã xé dần lá chuối khô, cuộn thành từng bó tròn, to cất trong hè và bếp để dành đến Tết chia cho các con gói bánh gai. Nhà tôi bao giờ cũng được bà cho nhiều nhất. Mùa khác thì bà dùng lá chuối để đun bếp. Thân chuối tất nhiên là để thái ra cho gà, vịt và lợn ăn. Tôi còn phải đến nhà bà chở cây chuối về để làm thức ăn cho lợn. Cứ mỗi lần nhìn thấy người ta bày la liệt chuối trên vỉa hè bán Tết, tôi lại nhớ bà ngoại rất nhiều. Đã từ rất lâu rồi, vườn chuối của bà không còn được tươi tốt như xưa. Mẹ tôi cũng không còn ngồi gói hàng trăm chiếc bánh gai mỗi lần Tết đến nữa. Tết của ngày xưa. Mẹ lúc nào cũng luôn chân luôn tay, mẹ có gien chăm chỉ của bà, luôn là siêu nhân trăm công nghìn việc. Vậy mà năm nào mẹ cũng quấn khăn, bắc ghế quét vôi, quét ve ngày trước Tết. Ngày xưa làm gì có sơn, chỉ có vôi ve thôi. Mẹ quét đoạn vôi trắng ở phía trên, còn phía dưới tường là ve xanh. Mẹ còn quét vôi mấy gốc cây táo, cây hồng xiêm trong vườn nhà tôi. Chỉ vậy thôi mà nhìn vườn cây như được thay áo mới. Bố toàn về nhà vào chiều 30 Tết nên việc này là của đàn ông mà năm nào mẹ cũng làm. Có lẽ bố cũng không biết làm. Ngày 29 Tết dù bận đến đâu bà cũng chống gậy xuống nhà tôi xem mấy mẹ con đã chuẩn bị Tết xong chưa, rồi lại ghé vào gói giúp nhà tôi một ít bánh. Lần cuối cùng tôi làm được một việc khiến bản thân cảm thấy vô cùng sảng khoái đó là đóng tiền đổ rác cho bà. Hôm đó tôi đến thăm bà trước khi ra Hà Nội. Bà tiễn tôi ra đến sân thì có người vào thu tiền đổ rác. Bà tôi, dù khi ấy giàu gấp nhiều nhiều lần mức lương của tôi nhưng vẫn không quên phân trần rằng bà có dùng gì mấy đâu mà mỗi tháng thu mấy nghìn tiền đổ rác đấy. Tôi đã nộp tiền rác cả năm cho bà và hỏi có thể nộp luôn 3 năm được không, nhưng người ta chỉ thu đến 1 năm thôi. Số tiền đó còn ít hơn tiền biếu bà mỗi lần về quê thăm nhưng nó lại làm tôi nhớ đến và hạnh phúc nhất. Có một vài thứ trong đời là cố chấp. Tôi đã không còn thức xem bắn pháo hoa đêm giao thừa từ cái đêm say mê pháo hoa ở bãi biển kwangalli - Busan. Đến bây giờ tôi vẫn cho rằng không có quả hồng xiêm nào ngon như những quả hồng xiêm trong vườn nhà mà tôi tự hái, tự giấm và ăn suốt tuổi thơ của mình. Và tôi cũng không thấy có vườn chuối nào tốt và có những buồng chuối to, quả chuối ngon như chuối nhà bà ngoại để tôi đem lòng muốn ăn nữa. Mỗi lần về thăm quê, đứng bên bờ sân ngóng ra sau nhà lại thấy như có bóng dáng bà thấp thoáng cuối vườn cây. Sắp đến Tết rồi. Ngày xưa có đứa bé năm nào cũng chạy đến nhà bà xin thêm ít lá chuối khô còn thiếu để gói nốt bánh gai. Bà lại vừa cằn nhằn vài câu vừa chọn cho những tàu lá lành lặn và đẹp nhất. … Lá khô đã rụng xuống rồi Bà như mây trắng về trời thong dong Độc giả Thùy Linh
Tết đến nhớ bát nước bỗng mẹ nấu năm xưaNhững ai từng trải qua thời kỳ khó khăn thiếu thốn chắc hẳn không quên được mùi vị của bát nước bỗng năm xưa. |