【truwcj tieeps bong da】Doanh nghiệp dệt may TPHCM kiến nghị tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid
作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:55:22 评论数:
Doanh nghiệp dệt may cần có chính sách hỗ trợ cụ thể và tức thời | |
Doanh nghiệp dệt may,ệpdệtmayTPHCMkiếnnghịtháogỡkhókhăndoảnhhưởngdịtruwcj tieeps bong da da giày lo hụt nguồn cung nguyên phụ liệu | |
Doanh nghiệp lo lắng nguồn nguyên liệu nhập khẩu đứt quãng vì corona |
Nhiều doanh nghiệp dệt may tại TPHCM đang phải giảm thời gian làm việc để duy trì việc làm cho người lao động. Ảnh: Nguyễn Huế |
Theo AGTEK, hiện tại, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Số lượng người nhiễm mới cũng như tử vong trên thế giới không ngừng tăng mỗi ngày. Những thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho Trung Quốc nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung là hết sức rõ ràng. Sự đình trệ của nền kinh tế số 2 thế giới ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu (NK) của Việt Nam là 253 tỷ USD. Riêng NK từ thị trường Trung Quốc là 75 tỷ USD. Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng NK từ Trung Quốc để phục vụ cho sản xuất công nghiệp đạt 14,9 tỷ USD, tăng 28% so với năm trước. Nhóm hàng bông, xơ, sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày NK năm 2019 chủ yếu từ Trung Quốc với trị giá 11,52 tỷ USD.
Trong các ngành nghề chịu tác động trực tiếp từ dịch Covid-19, dệt may đang đối mặt với nhiều mối lo nhất bởi đến 70% nguyên phụ liệu dệt may NK từ Trung Quốc. Dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà máy ở Trung Quốc ngưng hoạt động dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu trầm trọng, khiến nhiều đơn hàng mà các DN Việt Nam phải giao cho khách hàng bị chậm trễ. Điều này đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hầu hết các DN.
Trong đó, nhóm DN lớn (chủ yếu sản xuất xuất khẩu) sử dụng 70% nguồn nguyên liệu NK Trung Quốc chỉ dự trữ đủ nguyên liệu cho sản xuất trong tháng 2 và tháng 3. Nếu đến giữa tháng 3 chưa nhập thêm thì khả năng sẽ thiếu nguyên liệu sản xuất tháng 4, tháng 5. Trường hợp đến cuối tháng 3 vẫn không có nguyên phụ liệu, DN sẽ rất khó khăn bởi sẽ phá vỡ cấu trúc về chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhóm DN vừa và nhỏ (tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa 50-50) cũng chịu chung số phân nguyên liệu sản xuất do phụ thuộc khá nhiều vào nhóm DN lớn. Cuối cùng là những DN sản xuất phục vụ thị trường nội địa, nguy cơ không chỉ thiếu hụt nguyên phụ liệu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra.
“Nếu sau thời đểm này, nguyên liệu mới không về kịp sẽ xảy ra nguy cơ nhiều nhà máy phải đóng cửa. Một lượng lớn người lao động sẽ mất việc làm từ tháng 4, tháng 5 do thiếu nguyên liệu sản xuất trong khi DN dệt may chính là khối ngành giải quyết lao động lớn nhất cả nước. Không có nguyên phụ liệu để sản xuất nhưng DN dệt may vẫn phải gánh chịu chi phí nhân công trong khi nguy cơ vỡ kế hoạch sản xuất không kịp giao hàng cho đối tác đại diện AGTEK nhấn mạnh.
Để ứng phó với tình trạng này và đảm bảo người lao động có công việc, các DN dệt may đã chủ động tìm nguồn cung thay thế từ các quốc gia như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn độ, Bangladesh nhưng đây chỉ là giải pháp tình huống bởi thời gian giao hàng từ các nguồn cung này chậm, giá lại cao hơn Trung Quốc từ 10-15%.
Theo toán của AGTEK, nếu nguyên liệu bị cạn kiệt thì DN sẽ phải cho công nhân nghỉ làm từ 2 tới 4 tuần, trong khi thời gian nghỉ làm có thể để công nhân đi học nâng cao tay nghề. Nếu thời gian dịch bệnh còn kéo dài các DN sẽ “thiệt đơn, thiệt kép”. Hoạt động sản xuất đình trệ, đơn hàng có thể giảm dần, lao động bị thiếu việc làm, thu nhập giảm...Thậm chí DN còn có thể bị đối tác hủy, phạt vi phạm tiến độ bàn giao sản phẩm.
Ngay cả khi đối tác không hủy đơn hàng thì DN có thể vẫn phải hứng chịu rủi ro, khó khăn vì nếu tạm ngưng sản xuất lúc hoạt động lại, DN phải tăng ca, tăng kíp, tiền lương trả cho người lao động sẽ đội lên. Chưa kể nếu làm quá số giờ quy định DN còn bị xử phạt. Vấn đề khó nhất lúc nào của các DN là cho dù tạm ngưng sản xuất, cho lao động nghỉ việc, giãn việc làm thì vẫn phải trả lương để giữ chân người lao động. Nếu lao động nghỉ việc DN vẫn phải trả mức lương bình quân bằng tiền lương tối thiểu ( hơn 4 triệu người/tháng) cho người lao động thì chi phí DN phải bỏ ra là không hề nhỏ”, đại diện AGTEK nhấn mạnh.
Từ tình hình khó khăn trên, AGTEK kiến nghị ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu ngay một số gói chính sách tín dụng, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu khoản vay, điều chỉnh kỳ hạn để hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn vì thiếu nguyên liệu sản xuất không bán được hàng; Bộ Tài chính cần có giải pháp cân đối thu chi ngân sách, chính sách thuế hỗ trợ DN vừa và nhỏ. Đảm bảo thông quan hàng hóa, cắt giảm chi phí đầu vào cho DN như giảm phí điện, nước. Trong đó tập trung việc giãn thời gian nộp, gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT không phạt chậm nộp thuế, giảm chi phí sản xuất kinh doanh để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần nghiên cứu văn bản pháp luật có liên quan báo cáo đề xuất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chính sách miễn đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn trong thời gian DN gián đoạn sản xuất và người lao động nghỉ chờ việc.
Ngoài ra AGTEK cũng kiến nghị UBND TPHCM bổ sung thêm danh mục ngành nghề dệt may vào chương trình kích cầu để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn và duy trì mức tăng trưởng kinh tế của thành phố./.