【bóng đá số.】Khẳng định hiệu quả chính quyền điện tử

Thể thao 2025-01-11 17:59:31 7

Báo Cà Mau(CMO) Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án xây dựng Chính quyền điện tử giai đoạn 2016-2018, đến nay Cà Mau cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Quốc Chính cho biết, xác định hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) là nền tảng quan trọng, thiết yếu trong việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) nên những năm qua, tỉnh Cà Mau đã nỗ lực hình thành hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, bảo đảm an toàn thông tin và khắc phục tính chất manh mún từ thuở ban đầu khi bắt tay xây dựng CQĐT.

Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin

Trung tâm Dữ liệu tỉnh được đầu tư hoàn thiện về hạ tầng thiết bị theo đề án; Việc quản lý, vận hành hệ thống đang được triển khai, áp dụng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 về an toàn thông tin.

Nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được vận hành liên tục, ổn định, năm 2018, tỉnh đã triển khai đầu tư Trung tâm Dữ liệu thứ 2 (DR Site); Trang thiết bị công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã với tổng số 3.589 máy tính bàn, đạt  93%, tăng 691 máy so với năm 2016; 100% cơ quan, đơn vị Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã được đầu tư mạng LAN kết nối Internet tốc độ cao.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng được khai thác để kết nối an toàn đến các máy chủ trong tỉnh và hệ thống của Chính phủ, bảo đảm an toàn kết nối cho người dùng đến các phần mềm dùng chung của tỉnh qua mạng Internet với tốc độ cao, kết nối thông suốt các đơn vị quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTGQTTHC) tỉnh và một cửa hiện đại thí điểm 2 huyện, 1 thành phố được xây dựng đưa vào hoạt động từ đầu năm 2017. Một cửa hiện đại các huyện còn lại và một cửa cấp xã tiếp tục được tỉnh đầu tư trang thiết bị trong năm 2018 thông qua dự án: Trang thiết bị công nghệ thông tin cấp huyện, cấp xã giai đoạn II với tổng số 82 máy vi tính để bàn, 107 máy scan A4. Từ đó, góp phần đảm bảo cho cán bộ, công chức chuyên môn tại bộ phận một cửa có đủ phương tiện làm việc.

Kênh giao tiếp với người dân và doanh nghiệp được thiết lập, vừa trực tiếp, vừa trực tuyến để tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua Cổng cung cấp dịch vụ công, TTGQTTHC, hệ thống một cửa điện tử.

Hiện nay, 95% TTHC của cấp tỉnh đã được đưa vào TTGQTTHC.

Đẩy mạnh cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến

Thời gian qua, Cổng dịch vụ công tỉnh tiếp tục được nâng cấp, mở rộng thêm danh sách đơn vị để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt đối với các thủ tục thuộc lĩnh vực có số lượng giao dịch lớn như ngành thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, điện lực, cấp nước… Phần mềm một cửa điện tử đã được triển khai sử dụng từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC, nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC ở các cơ quan quản lý Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Hiện nay, 95% TTHC cấp tỉnh được đưa vào TTGQTTHC cấp tỉnh (mục tiêu đề ra 80%), trong đó khoảng 31% TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 14% trực tuyến mức độ 4 (mục tiêu đề ra phấn đấu khoảng 80% TTHC được cung cấp mức độ 3 và 30% mức độ 4).

100% TTHC của cấp huyện được đưa vào các cơ quan một cửa hiện đại cấp huyện đã triển khai (mục tiêu đề ra 70%), trong đó khoảng 61% TTHC được cung cấp mức độ 3 và 12% trực tuyến mức độ 4 (mục tiêu đề ra phấn đấu khoảng 70% TTHC được cung cấp mức độ 3 và 20% mức độ 4).

Theo ông Trần Quốc Chính, việc ứng dụng CNTT trong đề án tuy đạt được mục tiêu đề ra, nhưng so với yêu cầu thực tế về phát triển Chính phủ điện tử hiện nay thì việc triển khai ứng dụng trong cơ quan Nhà nước vẫn còn chậm, chưa đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn về chia sẻ kết nối dữ liệu dùng chung.

Thời gian tới, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về năng lực xử lý, lưu trữ; Khả năng kết nối đến người dùng; Khả năng vận hành liên tục; An toàn, bảo mật thông tin thông qua việc: Đưa vào vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu phòng ngừa, khắc phục sự cố dữ liệu của tỉnh DR Site (thực hiện phương án khai thác đồng thời cả 2 hệ thống song song theo hướng nâng cao năng lực xử lý và lưu trữ của hạ tầng thông tin chung của tỉnh); Thực hiện đánh giá hiện trạng hệ thống mạng của trung tâm dữ liệu để xác định nhu cầu đầu tư nâng cấp, thay thế, bổ sung thiết bị để đáp ứng yêu cầu vận hành CQĐT.

Ông Trần Quốc Chính thông tin, trung tâm lưu trữ dữ liệu có vai trò ngày càng lớn trong việc duy trì và phát triển CQĐT của tỉnh. Để đáp ứng được vai trò đó, tổ chức vận hành phải thực sự mạnh, có nhân lực được đào tạo bài bản về công nghệ theo nhiệm vụ được giao, có kỹ năng tốt trong hoạt động thực tiễn nên tiến hành đào tạo theo nội dung nhiệm vụ được giao cho từng cán bộ, công chức, viên chức như: Vận hành các hệ thống kỹ thuật; Vận hành các phần mềm nền tảng, bảo đảm an ninh thông tin… Vì vậy, thời gian tới tăng cường, chú trọng đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là việc chú trọng đưa đi đào tạo chuyên sâu./.

Hồng Phượng

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/222a799345.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc

Việt Nam cần sớm ban hành quy chuẩn về nồng độ chì trong sơn công nghiệp

Tiếp tục phát hiện thêm gần 200 nghìn khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc

Hiểm họa khôn lường từ cồn công nghiệp mang mác ‘cồn y tế’

Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài

Cảnh báo tình trạng giả danh Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Kiểm soát hành trình trên ô tô như thế nào cho chuẩn và an toàn?

Thẩm mỹ viện Natural dùng nhân sự giả danh bác sĩ và mời chào phẫu thuật trái phép?

友情链接