【soi kèo liverpool vs aston villa】Tái cơ cấu nền kinh tế: Việt Nam phát đi những tín hiệu tích cực
Đây là đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) về triển vọng của Việt Nam trong báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vùng Đông Á và Thái Bình Dương, tháng 4/2014. Dự báo của WB được đưa ra với giả định là đường lối thận trọng trong kinh tế vĩ mô sẽ được thực hiện thông qua việc theo đuổi chính sách tiền tệ thận trọng và tiếp tục tập trung cải cách cơ cấu.
Tái cơ cấu sẽ có những tiến bộ nổi bật
Lạm phát có thể nằm trong chỉ tiêu của Chính phủ là 7% năm 2014 với giả định tăng trưởng tín dụng khiêm tốn và sẽ không xảy ra những cú sốc lớn từ phía cung. Các tài khoản thương mại và tài khoản vãng lai dự kiến vẫn thặng dư trong năm 2014, mặc dù ở mức thấp hơn so với năm 2013.
WB đánh giá chương trình tái cơ cấu đang trong đà tiến triển, với một số tiến bộ quan trọng trong năm 2014. Theo WB, những nỗ lực để thoái vốn nhà nước ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính và cổ phần hoá một số lớn các DNNN có thể gửi tín hiệu tích cực tới các nhà đầu tư về cam kết của Chính phủ đối với chương trình này. Tuy nhiên, vấn đề cấp thiết là giải quyết nợ xấu trong ngành ngân hàng, cho dù do sự phức tạp của nhiều vấn đề liên quan, quá trình có thể kéo dài hơn dự tính. Những chi phí phát sinh trong xử lý nợ xấu cũng chưa được làm rõ.
Mặc dù vậy, những thành quả kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn mong manh với những rủi ro như: Tổng cầu của khu vực kinh tế tư nhân còn yếu và rất dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ diễn biến kinh tế tiêu cực nào; tuy xác suất nhỏ nhưng vẫn có khả năng các cơ quan chức năng buộc phải nới lỏng quan điểm chính sách tài khoá và tiền tệ thận trọng để kích cầu khu vực tư nhân; và một rủi ro nữa là đà cải cách cơ cấu có thể lại tiếp tục chậm chạp, khiến cho tăng trưởng GDP tiếp tục ở mức thấp và làm giảm bền vững tài khóa.
Nhấn mạnh quan điểm của WB về những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB – ông Habib Rab cho biết, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành một loạt bước đi chuẩn bị cho tái cơ cấu DNNN sẽ được thực hiện trong năm nay, trong đó có chương trình hành động “đầy tham vọng” là cổ phần hóa hơn 400 DN trong 2 năm. Đây là những động thái rất tích cực. Nhiều DNNN đã tiến hành IPO. Những hoạt động thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại được thắt chặt hơn… Đó là những tín hiệu quan trọng gửi đến cho thị trường.
Nợ xấu đang là nút thắt cổ chai
Giám đốc WB tại Việt Nam bà Victoria Kwakwa cũng lưu ý thêm, mặc dù căn cứ để lạc quan là đã nhiều quy định quan trọng được đưa ra, nhưng việc thực thi mới là yếu tố quyết định những quy định này có hiệu quả hay không. Vì vậy, bước tiếp theo là giám sát việc thực thi các quy định này. Có thể việc cổ phần hóa không được thực hiện nhanh như chương trình nghị sự của Chính phủ, nhưng ít nhất chúng ta đã có một hành lang pháp lý về việc này.
Với Việt Nam, nợ xấu hiện nay là nút thắt cổ chai và kéo lùi hoạt động của các ngân hàng, của nền kinh tế. Nếu để lựa chọn thì tôi cho rằng nên để cho các ngân hàng tự xử lý nợ xấu. Ông Bert Hofman |
Đánh giá về những bước đi trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng, bà Kwakwa cho biết, không phải chỉ sáp nhập ngân hàng là giải quyết được vấn đề cơ cấu của ngân hàng. Việc sáp nhập chỉ là một biện pháp trong nhiều biện pháp tái cơ cấu. Theo thời gian, sẽ có ít ngân hàng hơn, và các ngân hàng khoẻ mạnh hơn, bằng nhiều cách khác nhau. “Tôi tin rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ không loại trừ việc để các ngân hàng yếu kém sụp đổ”.
Trả lời câu hỏi của PV về đánh giá nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đại diện WB cho biết hiện nay WB chưa có thông tin đầy đủ về hoạt động VAMC ngoài số lượng nợ xấu đã mua. Mặc dù VAMC đã mua nợ xấu, ngân hàng đã được xóa khoản nợ khỏi bảng kế toán, nhưng cần có nhiều thông tin hơn về việc xử lý nợ xấu mới có thể đánh giá về hiệu quả thực sự của quá trình này.
Trả lời câu hỏi của PV TBTCVN về kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trong khu vực, ông Bert Hofman, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho rằng, để xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải không dung nạp, bao che cho các cách thức né tránh nợ xấu, che giấu nợ xấu, phải nghiêm khắc với việc này.
“Để lấy nợ xấu ra khỏi ngân hàng, một số nước lập một tổ chức xử lý nợ xấu ở cấp trung ương, giúp các ngân hàng tháo gỡ nợ xấu ra khỏi bảng cân đối. Một số nước khác để ngân hàng tự xử lý. Tôi chưa thể đưa ra khuyến nghị nào ngay lúc này với Việt Nam vì các thông tin về nợ xấu, quy mô thực sự của nợ xấu là chưa rõ ràng. Với Việt Nam, nợ xấu hiện nay là nút thắt cổ chai và kéo lùi hoạt động của các ngân hàng, của nền kinh tế. Nếu để lựa chọn thì tôi cho rằng nên để cho các ngân hàng tự xử lý nợ xấu”, ông Bert Hofman nói./.
Hoàng Yến
(责任编辑:La liga)
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Chứng khoán 16/9: ETF dìm nhiều cổ phiếu xuống giá sàn
- ·Phổ biến kiến thức cơ bản về VNACCS/VCIS cho doanh nghiệp
- ·Nga – Trung Quốc tăng cường hợp tác quốc phòng
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Bản quyền hình ảnh
- ·Bán vốn nhà nước tại VNM hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
- ·Israel tung video thủ lĩnh Hamas trốn vào đường hầm trước cuộc tấn công 7/10
- ·Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- ·Nga tấn công sân bay quân sự Ukraine, Mỹ thêm 400 triệu USD viện trợ cho Kiev
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·SSI: Doanh thu 9 tháng hoàn thành 120% kế hoạch năm
- ·Bà Harris tuyên bố không tiếp nối chính sách của chính quyền Tổng thống Biden
- ·Chứng khoán 3/10: Cổ phiếu lớn lao dốc, VN
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Trưng bày sách về Huế
- ·Ngân hàng Chính sách huy động được 200 tỷ đồng trái phiếu
- ·HOSE nhắc nhở PNC vì chậm công bố thông tin
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Ông Trump tiết lộ từng dọa đáp trả ông Putin nếu Nga tấn công Ukraine