发布时间:2025-01-10 10:10:59 来源:88Point 作者:World Cup
Du khách đến tham quan lăng vua Khải Định (Ảnh minh họa)
Bửu Trác (BT) cháu đích tôn của phế đế Hiệp Hòa,ệnbímậttrongcungđìnhthờivuaKhảiĐịthứ hạng của melbourne knights rất được vua KĐ tin dùng cử giữ chức Ngự tiền võ hộ giá. BT ngầm thông đồng với Bửu Đình ở trong nam phao tin vua KĐ đã băng hà nhưng vì Nam triều và chính phủ Bảo hộ phải giấu nhẹm để chờ thái tử Vĩnh Thuỵ đang du học ở Pháp trở về nối ngôi mới cử hành lễ tang. Nhưng theo phái này thì Vĩnh Thuỵ không phải là con ruột của KĐ. Do đó chính BT mới xứng đáng lên ngôi hoàng đế để giữ gìn cơ nghiệp nhà Nguyễn. Âm mưu phế lập bị phát hiện, liên can đến nhiều nhân vật trong hoàng gia làm náo động Kinh đô Huế. Cuối cùng vua phải cho đình chỉ việc điều tra bắt bớ, đưa ngay vụ án ra xét xử. BT bị kết án chủ mưu, xóa bỏ tên trong hoàng tộc đổi sang họ mẹ thành Đoàn Trác, lưu đày lên trại giam Lao Bảo gần biên giới Ai Lao chung thân (2).
Gần cuối năm 1925, bệnh tình vua đến lúc nguy kịch, khâm sứ Pasquier cho mời các đại thần Viện cơ mật đến hội thương bàn việc bảo vệ hoàng cung để tránh tình trạng bị tráo đổi, đánh cắp bảo vật, vàng bạc trong cung điện. Như trước đây đã xảy ra sau khi hoàng đế Đồng Khánh băng hà (1886-1888). Trong phiên họp:
- Viện trưởng Cơ mật viện, Thượng thư bộ Lại Nguyễn Hữu Bài (NHB) đề nghị: “Ngay sau khi vua băng hà phải cho đóng kín các cửa vào Hoàng thành, chỉ mở duy nhất cửa Hiển Nhơn. Đề nghị cử lính Pháp qua canh giữ, người vô ra phải có giấy phép do ban tổ chức quốc tang cấp”.
- Khâm sứ phát biểu: “Nếu trong cung điện chỉ có các bà nội cung với bọn thái giám, thị vệ chầu chực chung quanh hoàng đế mà họ lại âm mưu giấu kín việc vua lâm băng, đợi 3, 4 giờ sau mới chịu thông báo cho triều đình. Nhất là ngài ngự băng vào lúc đêm khuya không người nào có thể vào trong tử cấm thành được, thì tôi chắc chắn các vật quý báu sẽ bị mất mát, hoặc bị đánh tráo, nếu xảy ra thì người nào, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm?”
- Ông Delloy, Giám đốc an ninh đề nghị: “không nên cho bà công chúa Ngọc Lâm và phò mã Nguyễn Hữu Tỳ tự tiện vào ra cung cấm lúc nầy (3). Theo ông biết đã có người âm mưu chế tạo đồ vàng ngọc mới để chờ dịp đánh tráo bảo vật trong nội phủ như hồi đức Đồng Khánh băng hà.
- Viện trưởng NHB đề nghị: “nên vào tâu với Hoàng thái hậu và Hoàng thái phi xin lãnh “vương mệnh tín bài” phòng sẵn khi cấp bách ra lệnh mở cửa TƯỜNG LOAN sau lầu KIẾN TRUNG để vào ngay ngự tẩm cho kịp thời.
- Khâm sứ phát biểu: “mục đích cuộc hội thương này là cốt giữ gìn các bảo vật vô giá của hoàng gia. Tôi yêu cầu quý Cụ cơ mật nên kín tiếng, xin đừng để hoàng đế biết rồi ngài lại lo âu phiền muộn thêm”.
Hội thương với tòa Khâm sứ xong, trở về Viện cơ mật các đại thần họp bàn giải quyết:
- Thượng thư bộ Hộ Phạm Văn Thụ kiến nghị: “Viện cơ mật gồm có sáu vị thượng thư, vậy nên mỗi buổi tối cắt cử một Cụ vào đại nội phụng trực nhằm theo dõi mệnh hệ ngài ngự. Vạn nhất lúc ngài băng hà thì dùng điện thoại báo với Viện cơ mật và Tòa khâm sứ biết ngay. Việc nầy không nên thỉnh ý hoàng đế, chúng ta phải tùy nghi làm việc theo đạo nghĩa vua tôi. Nhất thiết bí mật đừng cho nội cung và bọn thái giám, thị vệ biết ý đồ là tốt nhất.
- Thượng thư bộ Hình kiêm quản viện Đô sát Trần Đình Bá phát biểu: “rất tán thành ý kiến của cụ Hộ, xin cắt cử để vào phiên trực ngay tối hôm nay”.
Toàn thể Viện Cơ mật nhất trí.
Khâm sứ Pasquier thông báo cho toàn quyền Montguillot, đề nghị khẩn cấp vào Huế trước khi vua băng hà. Đi ô-tô suốt đêm mới đến Kinh đô, Toàn quyền xin vào yết kiến ngay. Nhà vua cảm động, mấp máy môi muốn nói nhưng không thành tiếng. Đức Thánh cung hoàng thái hậu thay mặt hoàng gia tỏ lời cảm ơn chính phủ Bảo hộ, quan Toàn quyền, quan Khâm sứ đã hết lòng phụ trợ nhà vua.
Tối ngày 5 tháng 11 năm 1925 cụ Phạm Văn Thụ vào Đại Nội túc trực. Vào 5 giờ 5 phút sáng ngày 6 (ngày 20 tháng 9 năm Ất sửu )hoàng đế KĐ băng hà tại ngự tẩm lầu Kiến Trung. Di thể vua được để nguyên trên long sàng rước sang nội tẩm điện Càn Thành làm lễ mộc dục, trang sức cổn miện đại triều để chuẩn bị làm lễ khâm liệm.
Thánh cung hoàng thái hậu đích thân mở hộp đựng di chiếu trước sự hiện diện của các hoàng thân, đại thần Viện cơ mật và quan chức chính phủ Bảo hộ rồi chỉ định quan ngự tiền thông sự Hồ Đắc Ứng tuyên đọc. Di chiếu do chính tay hoàng thượng viết bằng quốc văn. Nội dung đề cập tình hình thế giới liên quan mật thiết đến việc trị an trong nước.
Về gia đình ngài viết rõ: “Ta chỉ có một đông cung còn thơ ấu hiện đang du học bên nước Pháp. Nếu lên nối ngôi thì cho phép Huệ phi (Hoàng Thị Cúc) được gọi là hoàng mẫu. Nội cung gồm 10 người, một nửa lo việc chầu hầu Thánh cung, một nửa chầu hầu Tiên cung sớm hôm cho hết lòng kính lễ. Nếu đông cung vì thời cuộc thay đổi mà không được nối ngôi báu thì rước Thánh cung lên an dưỡng ở cung Ngưng Hy (lăng Đồng Khánh), rước Tiên cung về tịnh dưỡng tại tiềm để An Định… khi ta lâm băng thì nên cử hành lễ tang nhất thiết phải giản lược, không nên phiền hà…”. Trong di chiếu không thấy nhà vua đề cập gì đến bà nhất giai Ân Phi (Hồ Thị Chỉ) nên cụ Thượng thư bộ Lễ Hồ Đắc Trung tỏ vẻ rất ân hận cho con gái vì bất ngờ lâm cảnh xôi hỏng bỏng không!
Tuyên đọc di chiếu xong, tiến hành lễ khâm liệm vua an trí di thể vào tử cung (quan tài) với sự chứng kiến của đông đủ hoàng thân, đình thần và quan chức cao cấp Bảo hộ. Tử cung đặt ngay giữa điện Càn Thành, bên trái bày ngự tọa, màn gối đồ ngự dụng như khi vua sinh thời.
Lễ an nhập Tử cung xong, quan Khâm sứ ngỏ lời mời quý đại thần Viện cơ mật ngày mai đến Tòa khâm hội nghị bàn định hiệp ước mới dưới quyền chủ tọa của Toàn quyền Montguillot. Giám đốc an ninh Delloy rỉ tai khuyên các Cụ cơ mật nên bằng lòng ký nhận hiệp uớc mới. Nếu hội thương bất thành thì có thể gặp trở ngại trong việc tôn lập đông cung lên ngôi hoàng đế.
Viện cơ mật trở về họp kín thảo luận. Theo ý Viện trưởng NHB, nếu trong hiệp ước mới mà chính phủ Bảo hộ thu bớt quyền của vua, của Nam triều thì chúng ta phải đồng lòng yêu cầu họ phải mở rộng dân quyền, nếu không làm được mà ký Hiệp ước mới thì chắc chắn bị Nhân dân phỉ báng. Nhưng không ký cũng khó lòng lắm, vậy chúng ta phải đồng tâm nhất trí mới mong được việc.
Hôm sau, Toàn quyền cùng Khâm sứ sang Viện cơ mật hội thương, trình bày nội dung Hiệp ước mới xong, Toàn quyền tuyên bố: “Hiệp ước nầy các cụ cần phải thỏa hiệp ngay. Nếu chính phủ nầy không bằng lòng thì chúng tôi sẽ quyết định lập chính phủ khác thay thế”.
Tranh luận một hồi lâu, Toàn quyền đề nghị Viện trưởng NHB ký trước. Cụ nói: “Xin thư thả vài ngày để họp triều thần từ ấn quan trở lên hỏi ý kiến cho thỏa hợp. Chứ Viện cơ mật không thể tự quyền quyết định ký vào Hiệp ước rất quan trọng nầy được”.
Toàn quyền phát biểu: “Lạ thay, không khi nào Chính phủ hội thương việc quốc gia đại sự mà phải chờ đợi họp đầy đủ các quan trong triều để lấy ý kiến. Theo tôi Viện cơ mật là đại diện hợp pháp của Nam triều có đủ thẩm quyền. Nếu quý ngài không đồng ý thì tôi phải điện về Pháp đình xin thay Hiệp ước khác vậy!”.
- Khâm sứ phát biểu: “Nay các Cụ không chịu thỏa thuận tức sẽ làm ngăn trở việc tôn lập Đông cung lên ngôi làm vua An Nam.Vậy tôi xin đề nghị cụ thân thần Tôn Thất Hân (TTH) ký vào Hiệp ước.
Phụ chính thân thần xin nhường viện trưởng NHB ký trước.
Viện trưởng trình: “trước đây khi thương định việc gì quan trọng đều phải phụng dụ nhà vua. Nay hoàng thượng mới băng hà, tự quân đang du học bên Pháp chưa về được.Vậy chúng tôi phụng dụ ai mà dám ký vào hiệp ước quan trọng này?
Khâm sứ: “Hiệp ước tuy nay mới trình ra nhưng trước đây chúng tôi đã lãnh ý đại hành hoàng đế (chỉ vua KĐ) rồi. Vả lại chúng tôi cũng đã điện cho cựu khâm sứ Charles trình tấu với tự quân biết rõ hết mọi việc, vậy xin các Cụ cơ mật đừng lo ngại.”
Cụ thân thần TTH thuyết phục cụ NHB: “quý Cụ phải biết vận mệnh nước ta nếu không có nước Pháp bảo hộ thì liệu triều đình có đứng vững một mình được chăng?.Vậy giả sử nếu trong hiệp ước về khoản dân quyền, quan Toàn quyền cho sửa lại theo như lời cụ thượng Hộ Phạm Văn Thụ đề nghị thì Viện trưởng có chịu ký không?
Viện trưởng NHB đáp lời: “Nếu được mở rộng dân quyền thì tôi đồng ý ký tên vào hiệp ước.
Do đó khâm sứ Pasquier trình với Toàn quyền xin sửa danh xưng “Tư vấn nghị viện “thành” Nhân dân đại biểu viện. “Từ nay Viện này được phép bàn luận những điều lợi ích về đường chính trị. Lần lượt các Cụ ký tên chấp nhận hiệp ước mới, ngoại trừ thượng thư bộ Hình Trần Đình Bá, thượng thư bộ Hộ Phạm Văn Thụ xin từ chức cáo lão về hưu.
Viện cơ mật đề nghị Toàn quyền xin rước đông cung Vĩnh Thuỵ về làm lễ đăng quang và lễ ninh lăng tiên đế KĐ. Ngày 5/1/1926 đông cung về đến Kinh đô Huế làm lễ thọ tang phụ hoàng. Tiếp theo Viện cơ mật họp với Tòa khâm sứ chọn ngày 8/1/1926 làm lễ tấn tôn lên ngôi hoàng đế chọn niên hiệu Bảo Đại.
Một hôm tự quân ra lệnh kiểm tra quỹ sắt cất tiền bạc tại lầu Kiến Trung. Ngay sau khi tiên đế băng hà hộp đựng chìa khóa đã giao cho Thánh cung và bà hoàng mẫu cất giữ. Không biết vì sao nay ổ khoá bị hóc mở tủ không được. Đến 2 giờ chiều phải sai đội Chu dùng máy khoan mới mở được rồi niêm phong lại có sự chứng kiến của Ty cẩn tín và các thị vệ. Hội đồng cơ mật tới kiểm tra, thấy bên trong đựng toàn bạc gói từng phong 50 đồng, nhưng bị khuyết một góc khiến bạc bị xổ ra, kiểm xét tổng số còn hơn ba vạn đồng.
Tự quân cho gọi phò mã Nguyễn Hữu Tỳ đến hỏi, ông tâu: “Lúc còn tiên đế không khi nào dùng chúng tôi lo việc tiền bạc nên chúng tôi không dám biết đến”...
Bài: TRẦN ĐÌNH SƠN - Ảnh: BẢO CHÂU
(1) ĐẠI KHÁNH VẠN THỌ TỨ TUẦN: Bắt đầu từ ngày 24/9 đến ngày 6/10/1924 chấm dứt.
(2) Bửu Trác (1887-1940 ): Cháu đích tôn của phế đế Hiệp Hòa. Sau khi lên ngôi, năm 1926 vua Bảo Đại ban chỉ dụ xóa án cho BT, ông được phục lại tôn tịch trở về sống trong phủ đệ cũ ở Kim Long. Năm 1933, ông tham gia Hội An Nam phật học hoạt động chấn hưng Phật giáo cho đến cuối đời.
(3) Nguyễn Hữu Tỳ: Con trai Vĩnh lại quốc công Nguyễn Hữu Độ - em trai của Thánh cung - Ông là chồng bà công chúa Ngọc Lâm chị ruột vua KĐ.
相关文章
随便看看