【truc tiep bong da hon nay】Loại bỏ tập tục lạc hậu trong xây dựng đời sống văn hoá
Cà Mau là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hoá khác nhau, trong đó có nền văn hoá truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, qua quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hoá các dân tộc Chăm, Khmer, Hoa cùng cộng cư trên địa bàn, đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây sau này. Quá trình đó đã hình thành nhiều phong tục tập quán đặc thù, có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp cần gìn giữ, phát huy. Tuy nhiên, cũng có những phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, đã và đang tồn tại đâu đó trong những làng quê Cà Mau.
Cà Mau là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hoá khác nhau, trong đó có nền văn hoá truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, qua quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hoá các dân tộc Chăm, Khmer, Hoa cùng cộng cư trên địa bàn, đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây sau này. Quá trình đó đã hình thành nhiều phong tục tập quán đặc thù, có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp cần gìn giữ, phát huy. Tuy nhiên, cũng có những phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, đã và đang tồn tại đâu đó trong những làng quê Cà Mau.
Trước hết, có thể kể đến quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Thực tế vẫn còn nhiều gia đình phân biệt đối xử giữa nam và nữ, con trai và con gái. Trong quan hệ của gia đình, người nam vẫn được ưu tiên và được chiếu cố nhiều hơn nữ. Dân gian có câu: “Nữ sinh ngoại tộc”, hoặc “Con gái ăn cơm nguội ở nhà ngoài”, “Con gái là con của người ta”… Ðây chính là ảnh hưởng còn sót lại của tư tưởng phong kiến tông tộc gia trưởng. Khi người con gái đã được gia đình gả đi lấy chồng thì không còn mối liên hệ gia sản gì với cha mẹ ruột nữa; con gái không được tham dự bàn bạc những chuyện quan trọng trong gia đình thân tộc, hoặc không được dự phân chia tài sản thừa kế… Quan niệm "trọng nam khinh nữ" còn biểu hiện ở tâm lý lựa chọn giới tính khi sinh con, vẫn còn có người quan niệm mong muốn sinh con trai để “nối dõi tông đường”, gây nên hệ luỵ mất cân bằng giới tính, mà đến nay mức độ ảnh hưởng đã vượt ra khỏi phạm vi địa phương, trở thành mối quan tâm lớn của đất nước.
Đám cưới ở vùng nông thôn Cà Mau. |
Liên quan đến quan niệm "trọng nam khinh nữ", còn có tục “cầu tự” của những gia đình hiếm muộn, hoặc mong muốn có con trai để “nối dõi tông đường”. Người đi lễ cầu tự phải thực hiện các nghi thức cầu Thần, cầu Phật, giữ mình thanh sạch, ăn chay niệm Phật, chuẩn bị lễ vật theo yêu cầu của người hành lễ... Họ mang lễ vật đến chùa hoặc đền miếu cầu Phật, cầu Thần Thánh ban cho mình đứa con để lập tự. Những hoạt động này mang tính thực hành nghi thức tâm linh nhưng không có cơ sở khoa học.
Trong hôn nhân hiện đại cũng tồn tại nhiều hủ tục, nhất là tục đi nhờ thầy bói xem tuổi để quyết định chuyện hôn nhân của con cái. Nếu thầy bói phán không hợp tuổi thì người lớn nhất quyết cấm đoán việc hôn nhân. Hoặc nhờ thầy bói xem ngày để tổ chức đám cưới; tuy nhiên, các thầy bói “hiện đại” đều có xu hướng chọn ngày tốt là ngày cuối tuần (thứ Bảy, Chủ nhật) để thuận lợi cho việc tổ chức đám tiệc, tiếp đãi bạn bè.
Một hiện tượng vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương là “hứa hôn sớm”. Hai bên cha mẹ là bạn thân, đã hiểu rõ hoàn cảnh gia thế của nhau, họ hứa “làm sui” từ khi chúng còn ở lứa tuổi ấu thơ. Cũng có trường hợp trong lúc "trà dư tửu hậu" 2 người bạn hứa dựng vợ gả chồng cho 2 đứa trẻ. Việc này ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ sau này, khi chúng lớn lên sẽ rất khó khăn trong việc xử sự giữa mong muốn của cha mẹ và quyền lựa chọn người bạn đời theo ý mình.
Ngoài ra, ở một số vùng nông thôn vẫn còn tồn tại hiện tượng “thách cưới”. Thách cưới được xem như sự trả giá cho việc gả con gái. Nhà gái thường đòi nhiều thứ như số tiền mặt, lễ vật nữ trang, heo cưới… buộc nhà trai phải đáp ứng “trình đủ thủ tục” thì mới chấp nhận gả con. Có trường hợp gia đình nhà trai vì quá khó khăn, phải đi vay mượn bên ngoài, sau khi đám cưới xong thì gánh nặng nợ nần đè lên đôi vợ chồng trẻ, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Thủ tục thách cưới này cùng với quan niệm gả bán con gái được coi như quyền thương lượng định đoạt của đôi bên cha mẹ, không kể đến quyền tự do hôn nhân của đôi trai gái.
Bên cạnh những hủ tục trong hôn nhân, thì trong tang lễ (đám ma) cũng còn nhiều tục lệ cần cân nhắc loại bỏ. Trước kia, trong lễ tang có lễ mộc dục (lễ tắm gội cho người chết); lễ phạm hàm (bỏ tiền gạo vào trong miệng người chết), lễ phát mộc (chém vào áo quan 3 nhát để xua đuổi tà ma), sau lễ nhập quan là đến lễ thành phục là lễ bắt đầu chính thức đám tang, con cháu mặc tang phục.
Hiện nay, đa số các địa phương trong tỉnh khi tổ chức đám tang, người chết không được chôn ngay, thường vài ba ngày sau mới đưa đám. Trong thời gian mấy ngày này, bạn bè thân thuộc, họ hàng, con cháu tới chia buồn cùng tang chủ, phúng viếng người qua đời. Sau vài ba ngày, người chết được đưa ra chôn cất tại phần đất gia đình hoặc nghĩa trang ở địa phương. Ðối với một vài nơi trong tỉnh, nếu để người chết quá 24 giờ thì phải coi ngày rồi mới chôn. Một số đám tang vẫn còn tồn tại những tập tục lỗi thời như lăn đường, khóc mướn, cờ quạt rầm rộ, rải vàng mã dọc đường đưa tang…
Những phong tục tập quán mang tính truyền thống lành mạnh, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thương tiếc người quá cố là những yếu tố cần gìn giữ, phát huy; bên cạnh đó cũng cần mạnh dạn loại bỏ những tập tục lạc hậu, lỗi thời, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường… vẫn còn tồn tại trong việc tổ chức tang lễ ở các địa phương.
Hủ tục nguy hiểm nhất trong đời sống cộng đồng có lẽ là tục chữa bệnh bằng bùa chú. Ðây là tập tục đã tồn tại lâu đời ở các vùng quê, dù có phần cải thiện nhưng vẫn chưa hoàn toàn xoá bỏ hết. Biểu hiện ở một số địa phương có tục đi “phán” bùa, một số người khi có bệnh chỉ biết tin vào sự cúng vái thần thánh và phó thác tính mạng mình cho các thầy bùa, thầy pháp, thầy cúng.
Trước đây, nhiều người còn quan niệm cho rằng bệnh là do tà ma hành, nhất là đối với trẻ con. Vì thế, khi trẻ con có bệnh hoặc đau yếu, gia đình thường rước thầy cúng, thầy pháp về làm phép trừ ma. Khi trẻ con sinh ra muốn được khoẻ mạnh thì phải đem đến nhờ một ông thầy cúng “sên” sợi dây bùa để đeo lên cổ đứa trẻ, gọi là tục gởi con cho thầy nuôi (trong lúc đeo sợi bùa này kiêng ăn thịt chó, kiêng chui xuống gầm giường…), và cứ đến ngày Mùng Ba Tết thì cha mẹ phải đem con đến gặp thầy để làm lễ cúng và thay bùa mới.
Thầy cúng, thầy pháp, thầy bói còn xuất hiện trong nhiều sinh hoạt tâm linh của cộng đồng cư dân nông thôn qua các tập tục, nghi lễ như: thầy pháp làm lễ tống ôn, tống gió; thầy pháp luyện cô hồn; chữa đàn bà sanh khó; lập đàn vớt vong; làm lễ cúng sao giải hạn; coi ngày, coi giờ xuất hành, đi buôn bán, cất nhà, gác đòn dong… Tuy nhiên, càng về sau những hiện tượng này ngày càng giảm đi trong đời sống xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, những phong tục tập quán cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, theo hướng phục vụ lợi ích cho cộng đồng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, cần loại bỏ khỏi đời sống xã hội những phong tục tập quán lạc hậu, những hủ tục; đồng thời giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước./.
Bài và ảnh: Huỳnh Thăng
相关文章
Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
Trước đó, vào tối 21/9, lực lượng chức năng đã vớt được thi thể người phụ nữ tr2025-01-10Giải pháp tự động hóa chi phí thấp với cobot nhẹ nhất thế giới từ igus®
Khai mạc hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa Hà Nội 2023 MTA Vietnam 20232025-01-10Hải Phòng: Cơ quan thuế nỗ lực chống gian lận hóa đơn điện tử
Nâng cao ý thức người nộp thuế trong quản lý và sử dụng hóa đơnTheo lãnh đạo Cục Thuế TP. Hải Phòng,2025-01-10Đẩy nhanh hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, người dân
Xem xét giải quyết kịp thời, không chậm trễ hồ sơ hoàn thuếĐể tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu qu2025-01-10Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
Nhận định bóng đá Estrela Amadora vs Estoril Praia hôm nay Giải VĐQG Bồ Đ&agrav2025-01-10- Theo báo cáo thường niên vừa công bố của Mambu (nền tảng ngân h&agra2025-01-10
最新评论