【kết quả tối qua】Tổng thời gian cấp phép khai thác khoáng sản không quá 50 năm

Tổng thời gian cấp phép khai thác khoáng sản không quá 50 năm

(Dân trí) - Thời gian khai thác khoáng sản không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Sáng 29/11, Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Dự thảo gồm 12 chương, 110 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Trong đó, Điều 56 của Luật quy định về Giấy phép khai thác khoáng sản, nêu rõ thời hạn khai thác bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản, nhưng không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Địa chất và Khoáng sản (Ảnh: Hồng Phong).

Trường hợp thời hạn khai thác khoáng sản bao gồm cả thời gian gia hạn đã hết mà khu vực được phép khai thác còn trữ lượng, việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Giải trình thêm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định về thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn không quá 15 năm, để phù hợp với thực tiễn và giải quyết những vướng mắc hiện nay.

Nêu quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Huy cho biết khoáng sản là tài sản công, do vậy việc thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với các dự án đầu tư thông thường khác.

"Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản một mặt bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản, nhưng đồng thời cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động không tích cực đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân", ông Huy nhấn mạnh.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường cho biết giấy phép khai thác khoáng sản đều có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn một số năm. Quy định này cũng phù hợp với điều kiện thực tế vòng đời của công nghệ khai thác khoáng sản sau 30 năm thường là lạc hậu và cần đầu tư đổi mới.

Điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo Luật đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Như vậy, theo ông Huy, tổng cộng thời gian được khai thác khoáng sản là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Ngoài ra, dự thảo Luật đã có quy định về việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết thời gian khai thác khoáng sản (kể cả thời gian gia hạn) nhưng vẫn còn trữ lượng.

"Việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản để tận thu tối đa tài nguyên và bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân đầu tư", ông Huy nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy (Ảnh: Hồng Phong).

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản như tại điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo Luật, đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đơn giản hóa quy trình, thủ tục gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản, thuận lợi, dễ dàng và bảo đảm thời gian đúng quy định.

Về nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, ông Huy cho biết Luật đã bổ sung quy định: "Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực. Trường hợp cấp quá 5 giấy phép cho cùng một tổ chức phải được Thủ tướng chấp thuận bằng văn bản".

Ngoài ra, theo ông Huy, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn khai thác khoáng sản cung cấp vật liệu san lấp phục vụ các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Luật quy định việc khai thác khoáng sản nhóm IV để phục vụ cho các dự án, công trình, thực hiện biện pháp huy động khẩn cấp sẽ không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...

Dù vậy, Luật vẫn quy định phải lập phương án khai thác khoáng sản nhóm IV, trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Thể thao
上一篇:Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
下一篇:Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’