当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【ket qua serie b】Phát huy các cực tăng trưởng để tăng trưởng bền vững 正文

【ket qua serie b】Phát huy các cực tăng trưởng để tăng trưởng bền vững

来源:88Point   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-24 21:59:14

phat huy cac cuc tang truong de tang truong ben vung

Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức để tăng trưởng bền vững. Ảnh: H.A.


Nguy cơ tụt hậu

Ngày 18/1,áthuycáccựctăngtrưởngđểtăngtrưởngbềnvữket qua serie b tại Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Chính sách và Phát triển đã phối hợp với Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững Việt Nam 2018.

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, 30 năm đổi mới đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện. Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.

Đặc biệt, năm 2017, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn của kinh tế thế giới và khu vực, song tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 6,81%, cao hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra là 6,7% và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Cùng với tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2017 tăng khoảng 6%.

Mô hình tăng trưởng được dịch chuyển theo hướng tích cực, giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu thô và chuyển hướng sang lấy công nghiệp, chế biến, chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt. Tăng trưởng năm 2017 cũng được đánh giá đều ở các khu vực của nền kinh tế và đạt được những thành tựu khác về giảm nghèo, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2017, cũng ghi nhận thành công của Việt Nam trong thực hiện tài cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh dianh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, môi trường kinh doanh Việt Nam đã có những cải thiện tích cực, niềm tin của người dân, doanh nghiệp được củng cố, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 127 ngàn DN, vốn đầu tư FDI thu hút đạt 35,88 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 đạt 425 tỷ USD, môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới đánh giá tăng 14 bậc, đứng thứ 68/190 nền kinh tế; năng lực cạnh tranh quốc gia theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tăng 5 bậc, đứng thứ 55/137 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Mặc dù vậy, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức, GDP bình quân đầu người còn thấp, năng suất lao động chưa cao, bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng; các vấn đề môi trường và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống nhân dân… Vì vậy nếu không tìm ra động lực phát triển mới Việt Nam khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và có nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

Cực tăng trưởng: 3 đặc khu kinh tế

Nhấn mạnh vai trò của giáo dục trước những thách thức trên, ông Andress Schfeicher, Giám đốc Điều hành kỹ năng giáo dục của OECD cho rằng, giáo dục và các kỹ năng giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và tác động vào mọi vấn đề của nền kinh tế.

“Nếu con người không có kỹ năng giáo dục tốt, sẽ không thể tiếp cận được tri thức và theo kịp được khoa học công nghệ. Để tạo tạo được một đội ngũ lao động lành nghề, có kỹ năng, Việt Nam cần tập trung hơn nữa cho giáo dục, nhằm đào tạo ra một đội ngũ những người lao động có kiến thức, có kỹ năng”, ông Andress Schfeicher nói.

Để đưa nền kinh tế phát triển thịnh vượng đi đôi với bền vững môi trường và hòa nhập xã hội trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam cần phải tiếp tục đối mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và tập trung thực hiện 6 giải pháp cụ thể.

Thứ nhất, tiếp tục tập trung cải cách thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả; phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ, tự do sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, thu hút chọn lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Thứ ba, cần phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo.

Thứ tư, cần phát huy các cực tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng và đô thị. Với giải pháp này, Bộ trưởng nhấn mạnh cần phát triển các cực tăng trưởng mới với việc xây dựng 3 đặc khu hành chính - kinh tế với thể chế vượt trội, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, phát huy các cơ chế đặc thù ở TP. HCM, Hà Nội làm đầu tàu và tạo sự lan tỏa cho cải cách và phát triển.

Bên cạnh đó, xây dựng các quy hoạch vùng theo hướng tích hợp, đa ngành, phù hợp với kinh tế thị trường; lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng tài nguyên, bảo đảm công khai, minh bạch.

Thứ 5 là, bảo đảm công bằng và hòa nhập xã hội.

Thứ 6 là, phát triển bền vững về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về vấn đề này, bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia UNDP Việt Nam cho rằng, Việt Nam mặc dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng và đồng đều, nhiều người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo, hiện Việt Nam trở thành quốc gia có dân số có thu nhập trung bình nhanh, chiếm 50% dân số, tuy nhiên, rất nhiều người dân Việt Nam đã quay lại nghèo đói sau những cú sốc về thiên tai. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, theo bà Caitlin Wiesen, Việt Nam cần có những giải pháp hỗ trợ đối với những người dễ bị tổn thương trong xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau.

标签:

责任编辑:Cúp C2