当前位置:首页 > Cúp C1 > 【lịch bóng đá giải ý】Gợi mở giải pháp tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế

【lịch bóng đá giải ý】Gợi mở giải pháp tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế

2025-01-12 01:11:51 [World Cup] 来源:88Point
Gợi mở giải pháp tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế

Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp đã cùng thảo luận sôi nổi 3 nội dung chính gồm: Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch; Thích ứng để nắm bắt cơ hội; Vượt qua đại dịch, hướng tới phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời trả lời nhiều câu hỏi từ các độc giả gửi đến chương trình.

Qua chia sẻ của các vị diễn giả đã cho thấy được bức tranh tổng thể về sự đồng hành của Chính phủ cũng như nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp. Các cơ chế, chính sách cũng đang được khẩn trương hoàn thiện để giải quyết khó khăn, tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Để nhấn mạnh thêm về ý nghĩa của sự chủ động trong việc tìm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có vài lời phát biểu gợi mở cùng Diễn đàn.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian vừa qua, Thời báo Tài chính Việt Nam (TBTCVN) đã rất nỗ lực và có nhiều đóng góp lớn trong việc tuyên truyền chính sách và tổ chức các diễn đàn thảo luận về các chính sách kinh tế, đặc biệt là kinh tế vĩ mô.

Các hoạt động của TBTCVN đều thể hiện sự chuyên nghiệp, chia sẻ các kiến thức sâu về kinh tế vĩ mô, đánh giá về các vấn đề quản lý, thông qua đó gợi mở những giải pháp phát huy cũng như kịp thời phát hiện những lỗ hổng trong chính sách để khắc phục một cách hiệu quả nhất.

Chia sẻ thêm, Bộ trưởng cho biết, ngành Tài chính là đơn vị tham mưu cho Chính phủ, tham mưu cho chính quyền các địa phương để thực hiện các giải pháp tài chính một cách tốt nhất, đảm bảo luôn luôn có nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Bộ Tài chính là đơn vị thực hiện các giải pháp về tài khóa như thu ngân sách; các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, phạt chậm nộp,… cũng như nhiều giải pháp khác để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển.

Ngoài ra các chính sách tài khóa khác cũng được triển khai như tiết kiệm chi ngân sách một cách hợp lý nhất, thúc đẩy các gói kích cầu để thúc đẩy đầu tư vào các công trình hạ tầng trọng yếu của đất nước, đồng thời thúc đẩy giải ngân đầu tư công để kéo đầu tư tư cũng như đưa ra các gói như gói hỗ trợ lãi suất dành cho những lĩnh vực cần phục hồi do ảnh hưởng của đại dịch với ngành du lịch, ngành dịch vụ hay là các công trình hạ tầng trọng yếu.

Đấy là những giải pháp mà Bộ Tài chính đã và sẽ tham mưu cho Chính phủ, tham mưu cho Quốc hội ban hành để thực hiện một cách tốt nhất, nhằm giữ được ổn định của kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phát triển trong tương lai.

Gợi mở giải pháp tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế

TS. Vũ Tiến Lộc – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ:

Ngành Tài chính đã có rất nhiều nỗ lực để có “của ăn của để”

Tôi rất hoan nghênh TBTCVN đã có sáng kiến tổ chức buổi trao đổi hôm nay để chúng ta 1 lần nữa trao đổi sâu về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, đặc biệt là bắt đầu quá trình tái khởi động phục hồi nền kinh tế.

Vừa qua, Quốc hội, Chính phủ cùng với sự tham mưu Bộ Tài chính đã đưa ra một loạt các giải pháp để hỗ trợ cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp. Các gói giải pháp về tài khóa, về tiền tệ, an sinh xã hội được đưa ra có quy mô, liều lượng cũng như phạm vi bao phủ khá lớn. Đặc biệt là chính sách đưa ra rất kịp thời.

Trong các giải pháp về các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ có thể nhìn thấy tác động ngay và tác động nhanh. Nói cách khác, các chính sách tài khóa giữ vai trò như trụ cột trong các gói giải pháp.

Trước đó, ngành Tài chính đã có rất nhiều nỗ lực để có “của ăn của để”. Tức là, ngành Tài chính đã cố gắng trong việc giảm nợ công, giảm bội chi ngân sách xuống dưới mức Quốc hội cho phép để tạo ra dư địa ngân sách và có nguồn lực để chi khi kinh tế khó khăn.

Chúng ta có nền tảng chắc chắn như vậy nên khi đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, phải chi ra một khoản ngân sách nhà nước khá lớn nhưng vẫn giữ được sự ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế được bội chi, nợ công. Đấy là thành công rất lớn của ngành Tài chính.

Gợi mở giải pháp tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế

Ông Phan Đức Hiếu - Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Đã thấy rõlợi ích của cải cách thể chế

Phải thừa nhận rằng các doanh nghiệp cũng rất năng động sáng tạo. Chưa cần có sự kêu gọi của Chính phủ thì bản thân doanh nghiệp cũng đã đã tìm các giải pháp để ứng phó vì lợi ích của chính họ. Có một cuộc điều tra hồi đầu năm nay cho thấy, 92-92% doanh nghiệp được hỏi nói rằng họ đã tự phải suy nghĩ đến cách để tự thích ứng với bối cảnh mới.

Qua những trao đổi của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, chúng ta có thể nhìn thấy rõ lợi ích của cải cách thể chế. Việc áp dụng thủ tục hành chính trên môi trường mạng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh trong bối cảnh giãn cách xã hội. Như trong ngành ngân hàng cũng thế, nếu các dịch vụ trên nền tảng số không được triển khai từ sớm từ trước đó thì đến khi dịch bệnh, chắc chắn ngân hàng cũng như người sử dụng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Để thúc đẩy tốt hơn sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, tôi nghĩ rằng cải cách thể chế là tối quan trọng. Trong đó cần tập trung 3 việc, cải cách làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, cải cách để thúc đẩy sự năng động và thể chế phải tạo ra được nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.

Gợi mở giải pháp tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế

Ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:

Tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp

Xác định dịch bệnh Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, để hỗ trợ DN tốt hơn, ngành Hải quan đang rất chủ động trong một số công việc.

Một là chỉ đạo toàn ngành tập trung rà soát tất cả vướng mắc của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh. Trên cơ sở đó, giao cho các đơn vị tham mưu, xây dựng đưa ra phương án giải quyết kịp thời nhất cho doanh nghiệp.

Thứ hai là Bộ Tài chính đã thành lập Tổ xử lý các vấn đề tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19, ở ngành Hải quan cũng lập Tổ tương tự do Tổng cục trưởng làm tổ trưởng, chỉ đạo toàn Ngành ưu tiên tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa đảm bảo hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thông suốt.

Dịch bệnh đã nảy sinh nhiều vấn đề có liên quan đến cơ chế chính sách, theo đó chúng tôi cũng sẽ tham mưu Bộ Tài chính, Chính phủ để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp.

Đồng thời, cơ quan hải quan luôn lắng nghe, tiếp thu và mong nhận được sự phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp, người dân cũng như những vướng mắc khó khăn để kịp thời xử lý.

Quyết tâm chính trị của ngành hiện nay là chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ cho hậu Covid-19, làm thế nào để kinh tế của chúng ta phục hồi một cách nhanh chóng nhất, thuận lợi nhất.

Gợi mở giải pháp tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế

Ông Vũ Xuân Bách – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:

Doanh nghiệp cần chủ động tận dụng các giải pháp hỗ trợ

Mỗi giải pháp hỗ trợ về thuế, phí đều quy định rõ đối tượng áp dụng và có thời gian áp dụng cụ thể, rõ ràng, thủ tục đơn giản, thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

Mặc dù cơ quan thuế đã thực hiện tuyên truyền sâu rộng, đầy đủ, nhưng để tận dụng được những hỗ trợ thì doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc theo dõi, tìm hiểu về nội dung chính sách và thủ tục áp dụng; các chính sách đã được đặc biệt lưu ý thời hạn nộp hồ sơ, đề nghị thì cần phải thực hiện theo đúng quy định.

Về dài hạn, doanh nghiệp cần phát huy sự năng động, sáng tạo, ứng dụng các hình thức kinh doanh mới, chuyển đổi số để vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp cần đồng hành cùng chính quyền, người dân phòng chống dịch hiệu quả để nhanh chóng phục hồi và phát triển trong bối cảnh “bình thường mới”.

Gợi mở giải pháp tạo đà cho phục hồi và phát triển kinh tế

Ông Phạm Mạnh Thắng – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tập trung 3 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Trong thời gian tới Vietcombank sẽ tập trung 3 nhóm giải pháp. Về nhóm giải pháp hỗ trợ khách hàng, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các chính sách giảm lãi suất kéo dài đến hết 31/12/2021 và các giải pháp hỗ trợ tạo thuận lợi cho khách hàng.

Trong nhóm giải pháp hỗ trợ cộng đồng, đến nay, Vietcombank đã chi hỗ trợ đến 376 tỷ đồng cho các hoạt động như ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid-19, miễn phí giao dịch chuyển tiền, ủng hộ các bệnh viện lớn,…

Về giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, áp dụng các giao dịch trực tuyến và thực hiện qua môi trường số để tiếp tục tiết kiệm các chi phí, huy động tiền gửi giá rẻ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn; hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để cùng tháo gỡ khó khăn, hạn chế được rủi ro cùng phát triển.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读