88Point88Point

【lịch bóng đá giải đức】Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết

Báo Cà MauNhững ngày này, hơn 7.800 hộ đồng bào dân tộc Khmer ở 30 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Những ngày này, hơn 7.800 hộ đồng bào dân tộc Khmer ở 30 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Trần Văn Thời là một trong những huyện có hộ đồng bào Khmer cao nhất tỉnh, với hơn 2.300 hộ. Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống còn chậm, nhiều hộ thiếu đất hoặc không đất sản xuất nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thế nhưng, được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, đồng bào Khmer rất phấn khởi, an tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

“Hiện tại, đời sống của đồng bào Khmer cơ bản ổn định, nhiều mô hình sản xuất đa cây, đa con phát huy hiệu quả tích cực. Năm nay, nắng hạn gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, đời sống sinh hoạt của bà con. Tuy nhiên, nhiều nơi bà con đang phấn khởi vì trúng mùa đậu xanh, Tết Chôl Chnăm Thmây càng vui hơn”, ông Trịnh Hoàng Nổng, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Trần Văn Thời, cho biết.

Chôl Chnăm Thmây là một trong những lễ, Tết quan trọng trong năm của đồng bào Khmer. Dịp này, đa số đồng bào Khmer tập trung tại chùa lễ bái.       Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Theo ông Hà Văn Muôn, Trưởng Ban Quản trị chùa Tam Hiệp (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), nếu như Tết cổ truyền của người Kinh được tổ chức vào ngày đầu năm mới theo âm lịch, thì Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer lại được tổ chức vào tháng Chét (theo Phật lịch Tiểu thừa). Đây cũng là thời điểm bà con thu hoạch xong vụ mùa, có thời gian nông nhàn để vui chơi ngày mở đầu năm mới, mở đầu vụ mùa mới với niềm tin, hy vọng được ấm no, hạnh phúc.

Nếu tính theo dương lịch thì Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra từ ngày 13/4 và kết thúc vào ngày 15/4 (năm nhuần thì từ ngày 13/4 và kết thúc vào ngày 16/4). Trong 3 ngày này, đồng bào Khmer không chỉ trang hoàng nhà cửa đẹp đẽ mà họ còn tập trung về các chùa để dọn dẹp vệ sinh, trang trí cảnh quan chùa chiềng thật lộng lẫy. Ngoài việc cúng vái bàn thờ gia tiên, chúc mừng bà con xung quanh… thì theo tập tục, đồng bào Khmer thường chuẩn bị lễ vật mang vào chùa dâng lên các vị sư sãi, nghe thuyết giảng Phật pháp, tiến hành các nghi lễ… Trong đó, tắm Phật là lễ lớn và trang trọng nhất đối với bà con Khmer vì họ tin rằng, thực hiện nghi lễ này thì Phật sẽ ban cho nhiều sức khoẻ, đời sống thịnh vượng trong năm mới.

Ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, đánh giá: "Trong những năm qua, ngoài việc thực hiện các chính sách đặc thù theo các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Cà Mau tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer. Sự quan tâm của Nhà nước cùng với quyết tâm vươn lên cuộc sống của người dân đã làm thay đổi đời sống của đồng bào Khmer. Nếu như, trong năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau là 41%, thì năm 2015, tỷ lệ này giảm còn trên 16%.

Bên cạnh các nghi lễ, Tết Chôl Chnăm Thmây còn náo nhiệt với phần hội, gồm các môn chơi thể thao, các điệu nhảy lâm thôn, hát dù kê… Nếu nơi tập trung đông dân cư, có điều kiện thì họ tổ chức hội tại địa phương, nhưng phần đông bà con thích tổ chức tại sân chùa. Bởi, với đồng bào Khmer Nam Bộ, chùa là nơi sinh hoạt văn hoá, chỗ dựa tinh thần, nơi tín ngưỡng tôn nghiêm nhất của cả cộng đồng. Vì vậy, hầu hết các lễ hội đều được diễn ra và kết thúc tại chùa.

Theo Hoà thượng Thạch Hà, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau, Trụ trì chùa Monivongsa Bopharam, hướng về chùa và hướng về ông bà tổ tiên, Phật giáo Nam Tông đã làm cho tinh thần của thanh niên Khmer thêm phong phú, đa dạng với nhiều loại hình văn hoá, nghệ thuật đặc sắc như múa, âm nhạc, điêu khắc… Các lễ hội được tổ chức tại chùa không chỉ là rèn luyện thể trạng mà còn nâng cao trình độ dân trí cho thanh niên. Thường thì trẻ em nam đến 12 tuổi phải vào chùa để học đạo, học văn hoá, thời gian tu thân, học đạo tại chùa không có giới hạn.

“Những năm qua, được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, được giáo dục cộng đồng qua các buổi sinh hoạt tại các salatel, học tập tại các chùa… phần đông đồng bào Khmer ở Cà Mau đã không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà họ tự thân lao động, ý chí vươn lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện tốt hơn. Từ đó, các lễ hội của đồng bào Khmer cũng tưng bừng, tổ chức long trọng các nghi thức truyền thống mà không quên thực hành tiết kiệm”, Hoà thượng Thạch Hà phấn khởi./.

Mỹ Pha
 

 

赞(6935)
未经允许不得转载:>88Point » 【lịch bóng đá giải đức】Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết