Qua thực tế cho thấy,ủahộithẩkết quả u17 tây ban nha đội ngũ hội thẩm nhân dân trong tỉnh luôn chủ động phát huy vai trò, trách nhiệm khi tham gia tố tụng tại các phiên tòa; tích cực tuyên truyền, đấu tranh, phòng, chống tội phạm, phổ biến, giáo dục pháp luật cho những người liên quan.
Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa.
Hiện nay, toàn tỉnh có 213 hội thẩm nhân dân, trong đó cấp tỉnh 26 người, còn lại mỗi tòa án nhân dân cấp huyện có từ 19 đến 22 vị. Đa số hội thẩm nhân dân đều có trình độ cử nhân luật, trình độ đại học chuyên ngành khác, là lãnh đạo ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Tại các phiên tòa sơ thẩm, thành phần hội đồng xét xử gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân. Trường hợp vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng, phức tạp và đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, thì hội đồng xét xử gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán và bản án được quyết định theo đa số.
Trong quá trình tham gia xét xử, hội thẩm nhân dân thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, có quan điểm rõ ràng, độc lập, góp phần cùng với hội đồng xét xử đưa ra phán quyết đúng pháp luật.
Ông Hồ Thanh Tùng, Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân thị xã Long Mỹ, người có hơn 10 năm làm hội thẩm nhân dân, chia sẻ: “Tôi thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử để cơ bản đáp ứng yêu cầu xét xử của tòa án. Trước khi tham gia xét xử các vụ án, tôi chủ động nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc nội dung vụ án, các chứng cứ và các điều luật áp dụng. Quá trình xét hỏi, tôi luôn có ý kiến phân tích, đánh giá chứng cứ để đi đến thống nhất, đưa ra quyết định đúng, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Với vai trò là hội thẩm nhân dân, tôi luôn góp phần làm cho hiệu lực của bản án khi tuyên đảm bảo tính thuyết phục cao, đảm bảo mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”.
Các vị hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa với tư cách là người tiến hành tố tụng, đồng thời cũng là lực lượng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, góp phần tích cực vào việc giáo dục công dân chấp hành nghiêm pháp luật, tôn trọng các quy tắc của xã hội...
Bà Trần Thanh Ngân, Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ, cho biết: “Để việc bầu hội thẩm đạt và đúng số lượng, cơ cấu, nhân sự theo quy định, thì tòa án cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Long Mỹ có hiệp thương thống nhất chọn nhân sự, thực hiện đúng các bước theo hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện có xin ý kiến chỉ đạo cấp ủy, thường trực HĐND cùng cấp. Đặc biệt, chú trọng lựa chọn những hội thẩm có kinh nghiệm xét xử nên số lượng tái cử nhiều, những hội thẩm có kiến thức pháp luật, hội thẩm là cán bộ đoàn, giáo viên đảm bảo đủ thành phần theo quy định”.
Ông Trương Đình Nghệ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, cho biết: “Trước khi tham gia xét xử, các hội thẩm nhân dân có nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ của từng vụ án rất khách quan. Khi xét xử đặt câu hỏi thẩm vấn đi vào trọng tâm của vụ án, làm rõ các vấn đề cần giải quyết. Hội thẩm nhân dân trong tỉnh đa số đều có uy tín, có tinh thần trách nhiệm cao và có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và khả năng nghiên cứu, áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử”.
Nhiệm kỳ 2016-2021, để hội thẩm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nâng cao vai trò trong công tác xét xử, thì mỗi hội thẩm trong hoạt động cần hiểu được đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước giao và chỉ có tòa án là chủ thể có quyền nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết, trong phán quyết đó có đại diện cho ý chí của nhân dân. Hội thẩm nhân dân cùng với tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của cá nhân, tổ chức. Hội thẩm nhân dân cũng cần sự quan tâm hỗ trợ hơn nữa của cấp ủy địa phương để tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hội thẩm trong hoạt động xét xử; từng bước nâng cao chất lượng hội thẩm từ lúc tuyển chọn cho đến khi xét xử.
Hội thẩm nhân dân tham gia trong mỗi phiên tòa không chỉ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, mà còn khẳng định vai trò giám sát của nhân dân đối với tòa án, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động tư pháp; góp phần tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, hướng tới một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh…
Bài, ảnh: PHI YẾN