【kết quả bóng đá quốc gia úc】Bài 1: Thay đổi xuất phát từ thực tiễn
Việc triển khai Đề án này nhằm đơn giản hóa, hài hòa thủ tục hải quan với thủ tục của DN kinh doanh kho, bãi, cảng biển, cảng hàng không thông qua việc cơ quan Hải quan áp dụng hệ thống công nghệ thông tin tập trung để trao đổi, cập nhật thông tin với DN kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi và các bên liên quan, từ đó rút ngắn thời gian và chi phí làm thủ tục của người khai hải quan. Đồng thời, tăng cường năng lực quản lý của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra, kiểm soát và giám sát hải quan, nâng cao tính tuân thủ của DN, ngăn ngừa gian lận thương mại, phòng chống buôn lậu và đảm bảo an ninh. Từ số báo này, Báo Hải quan khởi đăng loạt bài “Ngành Hải quan: Đổi mới trong quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu” với những thông tin ghi nhận ban đầu về quá trình triển khai Đề án.
Kết nối thông tin còn hạn chế
Thời gian qua, ngành Hải quan đã đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa hải quan, trong đó ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong các khâu nghiệp vụ. Kết quả cải cách hiện đại hóa hải quan đã mang đến nhiều thuận lợi cho DN trong quá trình làm thủ tục XNK. Tuy nhiên trong lĩnh vực quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế vẫn bộc lộ những bất cập.
Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Mạnh Tùng cho rằng, trong lĩnh vực quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế vẫn chưa thực sự hiệu quả, sự kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với các DN kinh doanh cảng vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc theo dõi, quản lý hàng tại cảng của cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn; thời gian lưu giữ hàng hóa của DN lâu, chi phí lưu kho bãi của hàng hóa lớn. Nhận thấy rõ vấn đề này, Điều 41 Luật Hải quan 2014 đã yêu cầu cụ thể các DN kinh doanh cảng phải có sự kết nối, trao đổi thông tin với cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó trong công tác quản lý hải quan hiện đại, nhu cầu cần được cung cấp thông tin trước khi tàu và hàng hóa đến cảng, sân bay của Việt Nam là rất quan trọng để áp dụng phương pháp rủi ro đối với hàng hóa XNK.
Trên thực tế, công tác quản lý hải quan qua hệ thống CNTT thời gian qua chủ yếu tập trung ở khâu xử lý, làm thủ tục hải quan; chưa có sự liên thông, kết nối thông suốt giữa các khâu trước, trong thông quan, và trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan. Do đó chưa theo dõi, kiểm soát được đầy đủ trạng thái hàng hóa tại các thời điểm khác nhau từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình giám sát; chưa quản lý được chính xác hàng hóa tồn ở các cảng, kho bãi. Bên cạnh đó, quy trình thủ tục hải quan và giao nhận của DN kinh doanh cảng, kho, bãi độc lập với nhau, mất nhiều thời gian làm thủ tục với các bên. Trong khi đó, việc triển khai Điều 41 Luật Hải quan trong thời gian qua mới chỉ thực hiện một phần kết nối giữa Hải quan với DN kinh doanh cảng biển tại Hải Phòng, TP. HCM, Đà Nẵng đối với hàng container.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, từ năm 2016, ngành Hải quan đã khởi động việc nghiên cứu và triển khai Đề án quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không.
Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan Nguyễn Mạnh Tùng, một mặt Đề án nhằm đơn giản hóa, hài hòa thủ tục hải quan với thủ tục của DN kinh doanh kho, bãi, cảng biển, cảng hàng không và các bên liên quan thông qua việc cơ quan Hải quan áp dụng hệ thống CNTT tập trung để trao đổi, cập nhật thông tin với DN kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi giúp theo dõi chặt chẽ, kịp thời quá trình di chuyển, biến động và tình trạng của hàng hóa từ khi vào đến khi ra khỏi kho bãi, cảng và vận chuyển giữa các địa điểm chịu sự giám sát hải quan; rút ngắn thời gian và chi phí làm thủ tục của người khai hải quan. Việc trao đổi, kết nối thông tin đồng thời tăng cường công tác quản lý của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan, nâng cao tính tuân thủ của DN, ngăn ngừa gian lận thương mại, phòng chống buôn lậu và đảm bảo an ninh quốc gia. Mặt khác, nâng cao tính tự động hóa của hệ thống công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ công tác kiểm tra, đối chiếu và đánh giá rủi ro, giám sát và kiểm soát hải quan.
Với các mục tiêu nêu trên, Đề án quản lý giám sát, hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không khi được triển khai thành công sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho cơ quan Hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước mà bao gồm cả lợi ích cho các DN.
Từng bước kết nối với DN
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Âu Anh Tuấn cho biết, vì đây là nội dung mới nên cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về cơ sở hạ tầng CNTT cũng như quy trình xử lý đồng bộ giữa cơ quan Hải quan và các DN cảng, kho, bãi, đồng thời xử lý được các vấn đề đặc thù của từng phương thức vận chuyển cũng như từng địa điểm lưu giữ hàng hóa. Chẳng hạn, cảng biển khác cảng hàng không, hàng hóa vận chuyển bằng container khác với hàng hóa không vận chuyển bằng container… Do đó, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã thực hiện kế hoạch triển khai theo từng đối tượng để rút kinh nghiệm hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT cũng như cơ sở pháp lý để việc triển khai đồng bộ đạt hiệu quả cao. Việc triển khai kết nối cũng được mở rộng theo lộ trình để vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đồng thời hoàn thiện hệ thống CNTT và kịp thời ban hành những văn bản hướng dẫn để không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động XK, NK hàng hóa của DN.
Lộ trình triển khai Đề án được chia thành các giai đoạn. Ban đầu triển khai thí điểm tại Cục Hải quan Hải Phòng vào tháng 8/2017 (đối với đường biển) và tại Cục Hải quan TP. Hà Nội vào tháng 10/2017 (đối với đường không), tiếp đó sẽ triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc tại các cục hải quan tỉnh, thành phố có cảng biển, sân bay quốc tế. Theo nội dung tại kế hoạch nêu trên, các cục hải quan tỉnh, thành phố cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về nguồn lực, tổ chức, hạ tầng công nghệ thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ các DN kinh doanh cảng, kho, bãi hiểu rõ yêu cầu và tổ chức triển khai.
Yêu cầu hoàn thiện cơ sở pháp lý và hạ tầng CNTT Để chuẩn bị cho triển khai trên diện rộng, trong thời gian qua, ngành Hải quan đã tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với việc trao đổi, kết nối thông tin với DN kinh doanh cảng, kho, bãi để việc triên khai được thông suốt (gồm: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC). Việc sửa đổi dựa trên nguyên tắc quy định cụ thể trách nhiệm của tất cả các đối tượng tham gia vào quá trình vận chuyển, lưu giữ, giao nhận hàng hóa XK, NK đang chịu sự giám sát hải quan tại cảng, kho, bãi, địa điểm; quy định nguyên tắc kết nối, trao đổi thông tin và những thông tin cần trao đổi giữa cơ quan Hải quan và DN kinh doanh cảng, kho, bãi địa điểm; quy định thủ tục để đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan… Cùng với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ quan Hải quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống CNTT tổng thể để kết nối, trao đổi thông tin với cơ quan kinh doanh kho, bãi, cảng trong hoạt động giám sát hải quan để có thể quản lý xuyên suốt. Cụ thể, khi triển khai Đề án quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không, đối với hàng hóa NK sẽ đảm bảo quản lý, giám sát hàng hóa xuyên suốt từ khi phương tiện vận tải nhập cảnh, dỡ hàng từ phương tiện xuống cảng/kho/bãi, làm thủ tục NK, vận chuyển giữa các địa điểm chịu sự giám sát hải quan, đến khi hàng hóa được di chuyển ra khỏi khu vực giám sát hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc chuyển sang chế độ hải quan khác (gia công, sản xuất XK…). Đối với hàng hóa XK, đảm bảo quản lý, giám sát xuyên suốt từ khi được tập kết để XK, làm thủ tục XK, vận chuyển giữa các địa điểm chịu sự giám sát hải quan, đến khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải và di chuyển ra khỏi khu vực giám sát hải quan để XK ra nước ngoài. |