Dịch COVID-19 khiến trật tự xã hội đảo lộn,Ứngxửvănhóatrênkhônggianmạatletico tucuman vs biến thứ không thể thành có thể. Người ta thường nói, nghĩa tử là nghĩa tận. Lúc cha mẹ mất đi, con cái nếu không về chịu tang là tội bất hiếu lớn. Thế nhưng, trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì dù có hiếu hay có điều kiện như trường hợp chị hàng xóm của tôi cũng không thể qua Mỹ chịu tang cho mẹ hoặc đưa mẹ về quê. Thế nên, “đám tang online” có lẽ là cụm từ chỉ có dịch mới có. Có thể thấy, trong dịch bệnh, những gì liên quan đến không gian mạng đều hot, như bán hàng online, nhất là các dịch vụ đặt hàng, thức ăn qua mạng, rồi họp hành online, làm việc online, kể cả các hoạt động văn hóa, tâm linh cũng được thực hiện trên không gian mạng… những điều tưởng chừng như không thể xảy ra, không thể làm được nay đều đã xảy ra, đều đã làm được. Điều đó còn cho thấy, con người có thể thích nghi với bất kỳ hoàn cảnh nào. Trên nền tảng số, người ta thuận lợi hơn, thoải mái hơn khi có thể ở bất kỳ đâu cũng có thể làm việc, họp hành, trả lời tin nhắn, thư điện tử…, thông tin đến nhanh hơn, lại đảm bảo thực hiện được thông điệp 5K của Bộ Y tế trong phòng chống dịch. Thế nên, từ sau khi xảy ra làn sóng COVID-19 đầu tiên hồi cuối năm 2019, các quốc gia, doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang làm việc online và xu hướng này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Gần như ở các cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí là các nhóm, lớp, trường… đều thành lập group để điều hành công việc và ít nhất trong chúng ta-những người có con trong độ tuổi đi học đều là thành viên của hội phụ huynh/nhóm lớp nào đó để cập nhật tin tức của trường, lịch học, thi… của con. Những người ngoài xu hướng này, hoặc quá già để cập nhật công nghệ hoặc ở vùng hẻo lánh, internet chập chờn, chưa vươn tới, chưa có điều kiện đầu tư… Thế nhưng, ngoài những tiện ích, nền tảng công nghệ số cũng đem lại không ít phiền toái khi người dùng không tế nhị, ứng xử trên môi trường mạng thiếu văn hóa, phản cảm. Như trường hợp group lớp con tôi, khi có hai phụ huynh bất đồng quan điểm trong việc may/mua đồng phục cho các cháu đã văng tục, chửi bậy rồi đem chuyện cá nhân bôi xấu nhau trong nhóm chung. Những người khác lúc đầu còn can ngăn, lịch sự yêu cầu họ nhắn tin trao đổi riêng nhưng không được hợp tác, họ từng người lặng lẽ rời khỏi nhóm, còn tôi thì tắt thông báo tin nhắn, chỉ mở khi cần thiết phải đọc thông tin liên quan đến con. Tình trạng này cũng xảy ra ở vài nhóm khác, dù mức độ khác nhau nhưng có điểm chung là dùng nhóm chung nói chuyện riêng khiến những người liên quan dù không muốn đọc, không muốn nghe cũng phải “chịu trận”. Có những vụ việc tiêu cực hơn, thậm chí là vi phạm pháp luật khi người dùng lợi dụng mạng xã hội để bêu xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tổ chức, cá nhân mà bản thân họ có mâu thuẫn hoặc do xúi giục hay các mục đích chính trị không trong sáng… Có người chỉ vì câu like, tăng lượt tương tác lại đăng thông tin sai lệch về COVID -19 gây hoang mang cho xã hội. Những hành động, việc làm sai trái đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng rõ ràng dù là không gian mạng thì người dùng cũng cần ứng xử có văn hoá, văn minh, lịch sự vì đó cũng là thước đo nhận thức, đạo đức và giá trị của mỗi người. Tâm Huệ |