Thị trường bất động sản (BĐS) những năm gần đây phát triển an toàn,ậptrunggỡkhóổnđịnhthịtrườngbấtđộngsảnhận định galaxy lành mạnh và ổn định hơn nhờ những quy định chặt chẽ của pháp luật và công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh có 28 dự án phát triển nhà ở đang gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, dẫn đến chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm.
Ch uyển biến tích cực
Bình Dương có điều kiện thuận lợi để kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong vùng, đã tạo sự đột phá mạnh mẽ thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Sự phát triển nhanh về lĩnh vực công nghiệp đã thu hút người lao động trong cả nước đến với Bình Dương. Cùng với tốc độ tăng trưởng dân số cao (hàng năm trên 100.000 dân), tỷ lệ đô thị hóa của Bình Dương cũng ở mức cao, nhu cầu nhà ở cũng ở mức cao.
Ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết từ nhiều năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm sự ổn định và phát triển của thị trường BĐS, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, kinh doanh BĐS.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án nhà ở xã hội đáp ứng tốt nhu cầu của công nhân lao động. Trong ảnh: Khu nhà ở xã hội Định Hòa, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một
Nhờ đó, thị trường BĐS đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường BĐS vẫn chưa thực sự bền vững, cơ cấu chưa hợp lý, dư thừa sản phẩm có giá cao, thiếu sản phẩm nhà ở xã hội và nhà ở giá thấp phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường BĐS từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện dự án đến giao dịch chưa đồng bộ, đầy đủ.
Theo thống kê, lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 359 dự án nhà ở thương mại với quy mô sử dụng đất khoảng 8.500 ha, 41 dự án nhà ở xã hội với quy mô sử dụng đất khoảng 134,3 ha đang triển khai đầu tư. Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030 được UBND tỉnh phê duyệt đã dự báo nhu cầu về nhà ở cho các nhóm đối tượng.
Cụ thể, diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đến năm 2025 đạt 33,5m2/ người và đến năm 2030 đạt 42m2/người. Tổng diện tích sàn nhà ở mới giai đoạn 2021- 2030 cần khoảng 70 triệu m2 sàn, trong đó đến năm 2025 khoảng 25 triệu m2 sàn và năm 2030 khoảng 45 triệu m2 sàn.
Tập trung gỡ khó
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong triển khai thực hiện dự án BĐS trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời tham mưu BCĐ tổ chức các cuộc họp nhằm tìm giải pháp tháo gỡ.
Qua rà soát, hiện trên địa bàn tỉnh có 28 dự án nhà ở (tập trung chủ yếu trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một; TP.Thuận An; TP.Dĩ An) đang gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, dẫn đến chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm. Trong đó có 17 dự án đã triển khai thực hiện một phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật, 12 dự án chưa triển khai đầu tư. BCĐ đã tổ chức 15 cuộc họp để xem xét giải quyết 28 dự án này.
Các cơ quan liên quan của tỉnh sẽ thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai dự án nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Đối với các dự án chưa được giao đất, đã kéo dài nhiều năm, các đơn vị liên quan kiến nghị UBND tỉnh xem xét, thu hồi chủ trương đầu tư dự án; tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để tiếp tục triển khai nếu dự án còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. |
Lý giải về việc các dự án trên chậm triển khai, theo Sở Xây dựng, nguyên nhân khách quan vì thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, do ảnh hưởng về cơ cấu sản phẩm theo phân khúc thị trường, khủng hoảng kinh tế thế giới, các chính sách thắt chặt tín dụng, sự thay đổi về pháp luật liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh đã dẫn đến việc chậm triển khai dự án.
Cùng với đó, năng lực tài chính yếu kém, thiếu kinh nghiệm của chủ đầu tư đã không thể vượt qua được những thách thức của thị trường BĐS. Chủ đầu tư một số dự án huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép huy động vốn, không thực hiện đúng thỏa thuận với người mua, kéo dài thời gian dẫn đến khiếu nại và tập trung đông người gây mất an ninh trật tự.
Ngoài ra, một số dự án hoàn thiện khoảng 70-80% nhưng việc quản lý xây dựng chưa chặt chẽ, xây dựng không theo quy chế, không đúng quy hoạch được phê duyệt, không bảo đảm phòng cháy chữa cháy, chưa lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Theo UBND tỉnh, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, xử lý đối với các dự án chậm triển khai. Cụ thể, Thanh tra tỉnh sẽ thanh tra toàn diện các dự án khiếu nại, tụ tập đông người, quá trình triển khai dự án đã phát sinh quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết. UBND tỉnh giao tổ giúp việc BCĐ giải quyết vướng mắc, khó khăn, rà soát từng dự án, tham mưu để chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và xây dựng. Chính quyền địa phương có giải pháp hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng, hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý với thời gian nhanh nhất để sớm tiếp tục triển khai dự án, trường hợp vướng cơ chế cần nghiên cứu tham mưu để kiến nghị Chính phủ cho cơ chế tháo gỡ .
PHƯƠNG LÊ