【soi kèo real vs leipzig】Tập trung đấu thầu thuốc, vật tư y tế cho khám chữa bệnh BHYT

作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 10:11:10 评论数:

Người dân đến quầy cấp phát thuốc khi khám bằng thẻ BHYT.

Một số bệnh nhân vẫn phải tự mua thuốc

Theậptrungđấuthầuthuốcvậttưytếchokhámchữabệsoi kèo real vs leipzigo BHXH Việt Nam, cả nước hiện có gần 87,4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ 88,4% dân số, giảm 2,7% so với cuối năm 2021 (cuối năm 2021 có 91,1% dân số tham gia). Đối tượng giảm nhiều nhất là người dân sống ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; học sinh, sinh viên…

Để khắc phục tình trạng này, ngoài những chính sách đang thực thi, ngành BHXH cùng các cơ quan chức năng tăng cường vận động, huy động nguồn lực để tặng thẻ BHYT cho một số trường hợp có hoàn cảnh khó khăn không thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí từ ngân sách. BHXH Việt Nam phấn đấu đến cuối năm, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92% dân số.

Đối với công tác khám, chữa bệnh BHYT, từ đầu năm 2022 đến nay, Quỹ BHYT đã chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho 106,5 triệu lượt người với kinh phí hàng chục nghìn tỷ đồng. Dù các bên không ngừng nỗ lực bảo đảm quyền lợi cho người tham gia, nhưng tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đã xảy ra ở một số nơi, khiến một số bệnh nhân phải tự mua thuốc, vật tư y tế.

Theo Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) Lê Văn Phúc, việc bệnh nhân phải tự mua thuốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dễ nhận thấy là nhiều loại thuốc kê theo đơn có giá thành khá đắt, trong khi nhiều trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, nên không đủ khả năng chi trả. Hơn nữa, việc bảo quản thuốc phải theo quy định nghiêm ngặt, trong khi nhiều cơ sở bán thuốc, vật tư y tế không đáp ứng được những quy định này, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Việc bệnh nhân BHYT phải tự mua thuốc có thể tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT nếu cơ sở khám, chữa bệnh và bệnh nhân không nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về BHYT…

Để khắc phục những bất cập nêu trên, ông Lê Văn Phúc cho biết, BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế; đồng thời, chỉ đạo BHXH 63/63 tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với ngành Y tế ở địa phương tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong công tác khám, chữa bệnh BHYT, cố gắng không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

“Đến hết ngày 31/12/2022, nhiều gói thầu về thuốc, vật tư y tế hết hiệu lực. Một số loại thuốc cần tiếp tục gia hạn. Thời gian không còn nhiều, nên ngay từ bây giờ, các bên liên quan cần tập trung thực hiện các gói thầu, tiến hành việc gia hạn một số loại thuốc, đẩy nhanh tiến độ đàm phán giá với một số loại thuốc, nhất là những thuốc đặc biệt quan trọng, qua đó bảo đảm tốt nhất các quyền lợi cho người tham gia BHYT”, ông Lê Văn Phúc nhấn mạnh.

Có được trả lại tiền khi mua thuốc bên ngoài?

Trả lời câu hỏi của báo chí về phương án trả lại tiền cho người nhà bệnh nhân khi bệnh viện thiếu thuốc, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), cho biết việc người nhà bệnh nhân phải ra ngoài mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ là trường hợp bất khả kháng do bệnh viện thiếu thuốc. Việc này cũng đặt người nhà bệnh nhân vào cảnh mất tiền, vì có nhiều loại thuốc giá cao và chất lượng thuốc liệu có đảm bảo.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Phúc cho rằng, việc trả lại tiền cho người nhà bệnh nhân đã mua thuốc trong thời gian bệnh viện thiếu thuốc cũng gặp một số khó khăn về thủ tục. Do vậy, BHXH cũng đã có văn bản gửi Bộ Y tế xin hướng dẫn và hiện vẫn đang chờ.

Dù vậy, ông Lê Văn Phúc cũng dự báo việc thanh toán tiền cho người nhà bệnh nhân phải trải qua nhiều bước. Chẳng hạn như ngành bảo hiểm xã hội phải lật lại hồ sơ bệnh án để xem bệnh nhân này có được bác sĩ chỉ định loại thuốc đã mua không. Người nhà bệnh nhân mua có hóa đơn, chứng từ không… “Việc giám định chặt chẽ và thực hiện theo đúng trình tự sẽ giúp tránh trục lợi quỹ”, ông Lê Văn Phúc cho biết.

TheoBáo Tin tức