当前位置:首页 > Cúp C1 > 【keo nha cai nhan dinh keo giai ma keo】Vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng, chống dịch hiệu quả

【keo nha cai nhan dinh keo giai ma keo】Vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng, chống dịch hiệu quả

2025-01-10 07:52:32 [Thể thao] 来源:88Point

Sau khi được công nhận “vùng xanh”,ừasảnxuấtkinhdoanhvừaphngchốngdịchhiệuquảkeo nha cai nhan dinh keo giai ma keo các địa phương trong tỉnh đã nới lỏng các quy định giãn cách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn hoạt động trở lại theo phương châm vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch.

Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh duy trì sản xuất và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh: T. TRÚC

Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

Kinh doanh lĩnh vực vật liệu xây dựng gần chợ Xáng Bộ, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, sau gần 2 tháng tạm đóng cửa nghỉ dịch, cách đây 10 ngày, bà Mai Thị Biển đã xin phép chính quyền địa phương cho mở cửa bán trở lại chủ yếu để phục vụ người dân trong xã, hạn chế bán ra ngoài địa bàn. Theo bà Biển, gần 2 tháng nghỉ bán, kinh tế gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng, hiện nay được khôi phục sản xuất, doanh số bán hàng mặc dù giảm gần 70% so với thời điểm chưa có dịch nhưng gia đình sẽ cố gắng để từng bước phục hồi sản xuất. Được mở cửa bán trở lại, nhưng gia đình bà Biển cũng cam kết đảm bảo đầy đủ các phương án phòng, chống dịch.

Bà Biển cho biết: “Hiện nay, cửa hàng mở cửa bán trở lại nhưng rất kỹ. Khách tới mua đồ thì mình yêu cầu đứng cách xa, mình phải đeo khẩu trang và kính chống giọt bắn mới tiếp khách. Hàng hóa tiếp nhận và tiền trước khi nhận đều phải qua sát khuẩn. Đối với công nhân giao hàng chỉ cho đi những nơi trong khu vực “vùng xanh”, tuyệt đối không giao hàng ra ngoài địa bàn của huyện”.

Được mở cửa mua bán trở lại, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đều xây dựng phương án phòng, chống dịch. Ảnh: D.KHÁNH

Theo thống kê của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phụng Hiệp, toàn huyện hiện có hơn 9.768 công ty, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hiện nay đã có khoảng 70% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện được mua bán, sản xuất trở lại trong điều kiện bình thường mới. Theo đó, tùy vào điều kiện kinh doanh từng mặt hàng, các cơ sở buộc phải xây dựng phương án vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch phù hợp.

Như cơ sở kinh doanh tạp hóa của anh Lê Văn Sự, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, được mở cửa mua bán trở lại sau thời gian tạm nghỉ. Anh Sự đã bỏ hơn 1 triệu đồng thiết kế dụng cụ giao nhận hàng, đảm bảo khoảng cách 2m với khách hàng.

Anh Sự cho biết: “Gần 3 tháng chống dịch, để có thành quả hôm nay, mỗi cá nhân đều phải có ý thức giữ gìn thành quả đó. Hiện nay được mở cửa buôn bán trở lại nên các cơ sở mua bán ở thị trấn Cây Dương ai cũng nêu cao tinh thần phòng, chống dịch. Đối với gia đình tôi cũng vậy, vừa mua bán nhưng cũng phải quan tâm đến phòng, chống dịch. Xung quanh khu vực mua bán của gia đình đều có hàng rào và chỉ mở một cửa. Ai mua hàng thì mình đưa hàng ra rồi nhận tiền vào, không tiếp xúc trực tiếp với khách”.

Trong 3 tháng dịch bùng phát, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Phụng Hiệp chỉ đạt 5.147 tỉ đồng, giảm 9,29% so với cùng kỳ, đạt 68,5% chỉ tiêu nghị quyết. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giảm 11,47%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng giảm 35,19%; tổng thu ngân sách trên địa bàn giảm 24,31%. Để hoàn thành các chỉ tiêu năm chưa đạt, trong quý IV, Đảng bộ huyện Phụng Hiệp đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung triển khai các giải pháp vừa phục hồi sản xuất vừa chống dịch hiệu quả.

Đảm bảo quy định phòng, chống dịch

Ở các doanh nghiệp, để duy trì hoạt động, biện pháp mà doanh nghiệp thực hiện là cấp đồ bảo hộ phòng dịch cho người lao động và các hướng dẫn tuân thủ vệ sinh phòng dịch cho người lao động, chấp hành đúng quy định 5K của Bộ Y tế, tăng cường tự động hóa các công đoạn sản xuất, kinh doanh. Chủ động triển khai phương thức, mô hình làm việc mới linh hoạt hơn như làm việc luân phiên, từng đợt lao động làm việc một thời gian sau đó lại nghỉ để cho một đợt lao động khác vào thay thế. Những lao động trước đây làm 3 ca thì khi dịch bệnh xảy ra số ca chỉ còn lại 2. Những doanh nghiệp làm 10-12 tiếng/ngày thì sau đó chỉ còn làm 7-8 tiếng/ngày. Để giữ chân lao động, các doanh nghiệp vẫn trả lương nhưng thỏa thuận với người lao động chỉ trả theo lương cơ bản hoặc 70-80% phần lương để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, đến khi tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp thì các doanh nghiệp đáp ứng 3 tại chỗ mới tiếp tục hoạt động.

Tới đây, tỉnh sẽ phát huy vai trò Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi trong tình hình mới để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hỗ trợ, cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật để các chính sách nhanh chóng đến người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được HĐND tỉnh thông qua như các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Hậu Giang; chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2024… để giảm bớt gánh nặng của doanh nghiệp, từng bước phục hồi sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp Huỳnh Văn Vũ cho biết: Quyết tâm của huyện là bảo vệ “vùng xanh”, từng bước thiết lập “vùng xanh” liên xã từ 2-4 xã và tiến tới xây dựng huyện đạt “vùng xanh” trong nửa đầu tháng 10. Bên cạnh việc bảo vệ “vùng xanh” thì huyện cũng nới lỏng cho các hoạt động sản xuất trong “vùng xanh” được hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới. Quá trình kinh doanh, mua bán và sản xuất người dân phải đảm bảo các điều kiện và quy định phòng, chống dịch. Về lĩnh vực sản xuất, huyện sẽ tổ chức rà soát lại các mặt hàng nông sản của bà con chưa thu hoạch, từ đó có giải pháp tổ chức thu hoạch và hỗ trợ bà con tiêu thụ.

Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Cần tập trung các giải pháp phòng, chống Covid-19 vừa ổn định sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cần tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất chứ không vì phòng, chống dịch một cách triệt để mà không tạo điều kiện cho người dân làm kinh tế. Địa phương phải kiểm soát chặt bên ngoài nhưng bên trong phải nới lỏng, tạo điều kiện cho người dân sản xuất. “Vùng xanh” mà không tạo điều kiện cho người dân phát triển thì “vùng xanh” đó cũng không còn ý nghĩa. Riêng đối với người ở trong “vùng xanh” phải chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch, có như thế sản xuất mới an toàn.

Toàn tỉnh Hậu Giang có 2.630 doanh nghiệp và 51.343 cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ cá thể ở các “vùng xanh” dần khôi phục hoạt động trong các lĩnh vực cho phép. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, đến nay có 103 doanh nghiệp áp dụng sản xuất 3 tại chỗ, với 11.843 lao động. Trong đó, khu công nghiệp còn 37 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động theo phương án 3 tại chỗ, với tổng số lao động được bố trí 3 tại chỗ là 7.419 người; trong đó huyện Châu Thành có 21 doanh nghiệp với 5.267 người và huyện Châu Thành A là 16 doanh nghiệp với 2.152 người. Ngoài khu công nghiệp có 66 doanh nghiệp áp dụng phương án 3 tại chỗ, tổng số lao động được bố trí tại chỗ là 4.467 lao động.

 

T.TRÚC - D.KHÁNH

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读