【xem tt bóng đá】Tập trung phát triển kinh tế vườn
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:17:10 评论数:
Cải tạo vườn tạp,ậptrungphttriểnkinhtếvườxem tt bóng đá diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái cho thu nhập cao, đã giúp đời sống người dân trên địa bàn thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, không ngừng được cải thiện.
Nhờ chủ động học hỏi các biện pháp kỹ thuật, vườn sầu riêng nhà ông Phúc luôn cho thu nhập khá cao.
Ông Phan Văn Lâm, Bí thư Đảng ủy thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, chia sẻ: Thực hiện theo chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, thời gian qua chúng tôi đã mạnh dạn hỗ trợ người dân trên địa bàn chuyển đổi cây trồng, nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Từ năm 2018 đến nay, địa phương đã tập trung vận động bà con chuyển đổi diện tích vườn trồng cam, quýt kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, chanh và nhãn Ido. Đến thời điểm hiện tại, những vườn trái cây sau thời gian chuyển đổi đã bắt đầu cho thu hoạch. Tùy vào mỗi loại cây trồng, nhà vườn cũng có lợi nhuận vài trăm triệu đồng/năm.
Đang nhanh tay bật giàn máy tưới vườn sầu riêng 400 gốc đang cho ra trái, ông Lê Hồng Phúc, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hồng Phúc, ở ấp Láng Hầm, thị trấn Rạch Gòi, nói: “Gia đình cũng được 20 công đất vườn, trước tôi cũng thử trồng nhiều loại cây ăn trái như cam, quýt… nhưng rồi cam, quýt thấy không hiệu quả, tôi bắt đầu chuyển đổi sang trồng sầu riêng. Đến nay, tôi đã trồng được 400 gốc sầu riêng Ri6, do trồng không đồng loạt, nên năm rồi chỉ có khoảng 200 gốc cho trái. Theo đó, cũng cho thu hoạch được 10 tấn trái, trừ hết chi phí gia đình cũng thu nhập được khoảng 500 triệu đồng/năm”. Theo chia sẻ của ông Phúc, trước khi chuyển đổi sang trồng sầu riêng, ông đã có thời gian khá dài đi tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sầu riêng tại các vườn lớn ở Tiền Giang. Nhờ đó, vườn sầu riêng của ông Phúc không chỉ cho năng suất cao, mà ông còn chủ động tạo được nguồn giống cây trồng khỏe mạnh để cung ứng cho thị trường. Đặc biệt, hiện ông Phúc còn là đầu mối thu mua các loại cây ăn trái, để hỗ trợ đầu ra cho nông sản của người dân trên địa bàn.
Không chỉ thành công với cây sầu riêng, trên địa bàn thị trấn Rạch Gòi, thời gian qua cũng có nhiều hộ trở nên khá, giàu nhờ cây măng cụt. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc trồng cây ăn trái, ông Trần Ngọc Ánh, ở ấp Láng Hầm, thị trấn Rạch Gòi, tâm sự: “Trên diện tích 15.000m2 đất của gia đình, hiện tôi đã trồng được 370 gốc măng cụt. Năm vừa rồi, dù chỉ hơn 150 cây ra trái, nhưng cũng cho thu hoạch được 16 tấn trái. Thấy loại cây trồng này cho thu nhập khá cao, gia đình tôi cũng rất phấn khởi”. Được biết, trước đó trong vườn nhà ông Ánh ngoài trồng cam, quýt, gia đình cũng có xen được vài cây măng cụt. Do thấy cây măng cụt cho thu nhập khá cao, lại nhẹ công chăm sóc, ông đã mạnh dạn phá bỏ cam, quýt để chuyển sang trồng măng cụt.
Qua thống kê của địa phương, trên địa bàn thị trấn Rạch Gòi hiện có 505ha diện tích vườn đang trồng cây ăn trái, chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp của địa phương. Trong đó, tổng sản lượng cây ăn trái thu hoạch hàng năm khoảng 8.000 tấn. Hiện tại, cây ăn trái không chỉ là loại cây chủ lực của địa phương, mà đây còn là cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho khoảng 200 hộ dân trên địa bàn. Ông Phan Văn Lâm, Bí thư Đảng ủy thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân trên địa bàn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững. Bên cạnh phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức hội thảo, tập huấn hỗ trợ kỹ thuật cho người dân, chúng tôi cũng chủ động tìm đầu mối tiêu thụ nông sản cho người dân. Đặc biệt, sẽ giới thiệu thêm một số giống cây trồng hiệu quả để giúp người dân yên tâm chuyển đổi sản xuất”.
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN