【bdkq vl euro】Cần có chính sách dự báo ứng phó với tình trạng khẩn cấp do dịch Corona
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình sáng nay chủ trì phiên họp đầu tiên của Tổ công tác của Thủ tướng về rà soát văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các nhiệm vụ cấp bách,ầncóchínhsáchdựbáoứngphóvớitìnhtrạngkhẩncấpdodịbdkq vl euro trong đó có việc rà soát, tổng hợp các quy định của pháp luật gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh để kịp thời ứng phó và giảm thiểu tác động của địch Covid-19 đến nền kinh tế.
Tại cuộc họp, Phó chủ nhiệm VPCP Cao Huy công bố quyết định của Thủ tướng về thành lập Tổ công tác do Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long làm tổ trưởng; các tổ phó gồm: Thứ trưởng Tư pháp Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng KH-ĐT Vũ Đại Thắng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và 27 thành viên khác.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình: Vướng mắc thuộc lĩnh vực của Bộ nào thì phải chỉ ra chứ không đổ qua, đổ lại. Ảnh: Lê Sơn |
Cải cách thể chế khơi dậy động lực phát triển
Ông Trương Hoà Bình nhấn mạnh, phiên họp lần thứ nhất của Tổ công tác diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều DN đã phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh, thậm chí đối diện với nguy cơ giải thể, phá sản.
Chính phủ, Thủ tướng đã và đang chỉ đạo, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; đồng thời tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch bệnh đặc biệt là tác động đến sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân.
“Chúng ta phải phát hiện bằng được, chỉ ra những mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành; các kiến nghị cải cách thể chế cần đề xuất cụ thể việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật với mục tiêu là khơi dậy các động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải rà soát, phát hiện các xung đột phát luật, đặc biệt là những vướng mắc, bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn đòi hỏi phải có sự rà soát, tháo gỡ, thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân.
"Vướng mắc thuộc lĩnh vực của bộ nào thì phải chỉ ra cho được, đề xuất giải pháp chứ không đổ qua, đổ lại cho nhau”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Nâng cao sức chống chịu và tăng tốc khi dịch bệnh qua đi
Nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng về rà soát lại các quy định gây cản trở, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh để kịp thời ứng phó và giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần ưu tiên thực hiện có hiệu quả và kết quả ngay.
Cần có các biện pháp nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế và tăng tốc khi dịch bệnh qua đi, nhất là rà soát, sửa đổi bổ sung kịp thời các vấn đề về thể chế, chính sách và pháp luật.
Với tinh thần khẩn trương, hành động quyết liệt, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đề nghị Bộ Tư pháp, Tổ công tác và các thành viên tập trung triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ hết sức cấp bách.
Trong đó, cần nhận diện toàn bộ các tác động của đại dịch Covid-19, nghiên cứu, tập trung rà soát hệ thống pháp luật từng vấn đề thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của QH, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, cơ quan quản lý nhà nước.
Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật để ứng phó toàn diện, đồng bộ và hữu hiệu đối với các tác động của dịch bệnh. Đồng thời, kiến nghị các giải pháp chính sách mạnh, hiệu quả, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, khôi phục, phát triển kinh tế, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Phó Thủ tướng lưu ý Tổ công tác phải bảo đảm các giải pháp chính sách có tính dự báo, để Chính phủ có đủ thẩm quyền quyết định, chỉ đạo, thực hiện các giải pháp ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu nhất, tình trạng khẩn cấp.
“Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách cần ưu tiên thực hiện có hiệu quả và kết quả ngay. Tôi đề nghị các đồng chí tập trung tối đa nguồn lực thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ này theo chỉ đạo của Thủ tướng. Lập ra Tổ công tác phải có hiệu quả, sản phẩm cụ thể như kiến nghị sửa đổi cái gì, như thế nào chứ không nói chung chung”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Để nắm bắt phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về các văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, bất cập, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế - xã hội, Tổ công tác xây dựng chuyên mục “Tiếp nhận phản ánh văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, bất cập” tại cổng TTĐT Bộ Tư pháp, địa chỉ: moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tiep-nhan-phan-anh-vbqp.aspx?ItemID=1 và email: [email protected]. |
Thu Hằng
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không có chuyện phong tỏa Hà Nội, TP.HCM
Thông tin phong tỏa một số TP lớn như Hà Nội, TP.HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói.