Hai nhà khoa học giành giải thưởng danh giá này nhờ những nghiên cứu mang tính “cách mạng” giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của tế bào |
“Những phát hiện mang tính đột phá này làm thay đổi quan điểm của chúng ta về sự phát triển của tế bào’ ,ọcTônvinhnhàkhoahọcAnhvàNhậtBảbang xep hạng c1 Viện Karolinska thuộc Uỷ ban Nobel của Thuỵ Điển nói. Bằng cách tái lập trình (tái tạo) tế bào ở người trưởng thành, hai nhà khoa học này đã mang tới cơ hội mới để nghiên cứu bệnh tật, từ đó có phương pháp trị bệnh hiệu quả.
Ông John B. Gurdon sinh năm 1933 tại Dippenhall, Anh. Sau khi nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Oxford năm 1960, sau đó, ông là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Công nghệ California. Năm 1972, ông bắt đầu giảng dạy tại Đại học Cambridge, Anh, và là Giáo sư Sinh học tế bào và Thạc sĩ của trường Đại học Magdalene. Hiện ông đang công tác tại Viện Gurdon ở Cambridge. |
Ông Gurdon phát hiện vào năm 1962 rằng sự chuyên môn hóa của các tế bào có thể đảo ngược. Ông đã thay thế nhân tế bào chưa trưởng thành trong tế bào trứng của một con ếch bằng nhân tế bào chưa trưởng thành từ ruột. Tế bào trứng này đã sửa đổi lại và phát triển thành một con nòng nọc thông thường. DNA của các tế bào trưởng thành vẫn có tất cả các thông tin cần thiết để phát triển mọi tế bào trong cơ thể con ếch.
40 năm sau, vào năm 1996, nhà khoa học người Nhật Yamanaka nghiên cứu ra cách tế bào nguyên vẹn trưởng thành ở chuột lập trình lại để trở thành tế bào gốc chưa trưởng thành. Đáng ngạc nhiên là, chỉ bằng vài gen, ông có thể tái lập trình lại các tế bào trưởng thành để trở thành các tế bào gốc đa năng, tức là tế bào chưa trưởng thành có khả năng phát triển thành tất cả các loại tế bào trong cơ thể.
Yamanaka nhận bằng Tiến sỹ tại Đại học Osaka vào năm 1993, sau đó ông làm việc tại Viện Gladstone ở San Francisco và Viện Khoa học và Công nghệ Nara ở Nhật Bản. Yamanaka hiện là giáo sư tại Đại học Kyoto và cũng cộng tác với Viện Gladstone.
Theo quyết định của Ủy ban trao giải, hai nhà khoa học John B. Gurdon (Anh) và Shinya Yamanaka (Nhật) cùng chia nhau giải thưởng 8 triệu kronor Thuỵ Điển (tương đương 1,2 triệu USD).
Ông Shinya Yamanaka sinh ra ở Osaka, Nhật Bản vào năm 1962. Sau khi nhận bằng bác sỹ y khoa vào năm 1987 tại Đại học Kobe, ông được đào tạo để trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình trước khi chuyển sang nghiên cứu cơ bản. |
Những người được trao giải sẽ nhận giải thưởng tại một buổi lễ chính thức ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển trong thời gian tới.
Nóng lòng giải Nobel tiếp theo
Theo kế hoạch của Ủy ban trao giải, các giải Nobel sẽ được công bố vào các ngày sau đây:
9-10: Giải Nobel Vật Lý
10-10: Giải Nobel Hóa học
12-10: Giải Nobel Hòa bình
15-10: Giải Nobel Kinh tế
Thời gian công bố Văn học sẽ được thông báo sau.
Giải nobel Y khoa thường là giải thưởng mở màn cho mùa giải Nobel trong năm. Các giải Nobel, do nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel sáng lập, được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1901. Ban đầu giải thưởng chỉ có 5 hạng mục bao gồm các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Y học, Văn học và Hoà bình. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đã đưa thêm lĩnh vực Kinh tế vào hạng mục trao giải.
Sau đây là danh sách những người đạt giải Nobel Y học trong 10 năm qua:
2012: John B. Gurdon (Anh) và Shinya Yamanaka (Nhật)
2011: Bruce Beutler (Mỹ), Jules Hoffmann (Luxembourg) và Ralph Steinman (Canada)
2010: Robert G. Edwards (Anh)
2009: Carol Greider và Jack Szostak (Mỹ), Elizabeth Blackburn (Úc – Mỹ)
2008: Francoise Barre-Sinoussi và Luc Montagnier (Pháp), Harald zur Hausen (Đức)
2007: Mario Capecchi (Mỹ), Oliver Smithies (Mỹ), và Martin Evans (Anh)
2006: Andrew Z. Fire (Mỹ), Craig C. Mello (Mỹ)
2005: Barry J. Marshall (Úc), J. Robin Warren (Úc)
2004: Richard Axel (Mỹ), Linda B. Buck (Mỹ)
2003: Paul C. Lauterbur (Mỹ) và Peter Mansfield (Anh)
Văn Giang