Thành công của cô là sự tiến bộ của học sinh
Trong những bước đi chập chững đầu đời,ưhoahướngdươsố liệu thống kê về dortmund gặp eintracht frankfurt cô Nguyễn Thị Hiền (SN 1981) không may bị ngã vào đống lửa, bỏng nặng, hai bàn tay bị cháy, co rút chỉ còn 2 ngón của bàn tay phải khiến ai cũng xót xa. Lớn lên, hiểu được tâm tư, tình cảm của mọi người, đặc biệt là cha mẹ dành cho mình, cô Hiền quyết tâm phấn đấu học giỏi và thi đậu vào ngành sư phạm, thực hiện ước mơ trở thành cô giáo.
Gần 20 năm gắn bó với Trường tiểu học Đồng Nơ, đứng trên bục giảng truyền dạy kiến thức cho bao thế hệ học trò, cũng là chừng ấy năm, cô Hiền không ngừng vượt qua khó khăn để rèn luyện cách cầm cây bút, viên phấn dạy học trò không chỉ những bài học trong sách mà trên hết là bài học về ý chí, nghị lực vươn lên mạnh mẽ của chính bản thân mình.
Những nét chữ của cô Nguyễn Thị Hiền không chỉ rõ ràng mà còn bay bổng, tươi tắn như chính tâm hồn và nghị lực của cô
Cô Hiền chia sẻ: “Vì chỉ còn 2 ngón tay (trỏ và giữa) rất yếu, không đủ sức đè bút bi xuống mực, tôi phải dùng tay trái đè phụ, nghĩa là phải viết bằng 2 tay. Còn khi viết trên bục giảng, viên phấn phải được đặt sâu vào kẽ 2 ngón, nhưng dễ dàng hơn so với cầm bút”. Trong suốt quá trình giảng dạy, mọi cố gắng của cô Hiền luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của học sinh và đồng nghiệp. “Quan điểm của cô Hiền là để bù vào sự thiệt thòi về sức khỏe, khiếm khuyết, bản thân cô sẽ nỗ lực phấn đấu hơn mức bình thường. Do vậy, theo thời gian từng nét chữ dần đẹp lên, việc tập viết trở thành đam mê khiến những nét chữ không chỉ rõ ràng mà ngày càng bay bổng, tươi tắn như chính tâm hồn và nghị lực của cô” - cô Nguyễn Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đồng Nơ nhận xét.
Yêu nghề, yêu bản thân và gia đình bé nhỏ của mình, cô Hiền luôn đặt ra những mục tiêu riêng để phấn đấu. Nhờ vậy, mọi khó khăn dần qua đi, nhường chỗ cho những thành công và hạnh phúc. Năm 2010, cô vinh dự được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương, giai đoạn 2005-2009. Năm 2020, cô có sáng kiến “Áp dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ và kiểm tra việc rèn đọc ở nhà của học sinh lớp 3”, đồng thời đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, chiến sĩ thi đua cơ sở. Chia sẻ suy nghĩ về những thành công, hạnh phúc của mình, cô Hiền cho rằng: “Điều đáng tự hào nhất không phải là những tấm bằng khen, hay danh hiệu mà cao hơn cả đó là sự tín nhiệm của phụ huynh và tiến bộ của học sinh”.
Không ngừng vươn lên
Năm 2018, do bị bệnh nặng nên cô Nguyễn Thị Ngọc Phú, cũng là giáo viên Trường tiểu học Đồng Nơ phải cắt bỏ quá đầu gối chân phải. Ban đầu, nỗi đau khuyết tật khiến cô bị sốc nặng, hụt hẫng và đau khổ. Tuy nhiên, sức mạnh của ý chí, cộng với sự quan tâm, động viên của gia đình, đồng nghiệp giúp cô từng bước vững tâm vượt qua. Sau thời gian điều trị, việc đi lại trên bục giảng gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Do vậy, cô Phú được Ban giám hiệu bố trí làm công tác thư viện. Không trông chờ, ỷ lại, không mặc cảm, tự ti, cô không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cô Phú cho biết: Công việc hằng ngày của thư viện chủ yếu là sắp xếp sách, tài liệu một cách khoa học, thuận tiện cho việc tìm kiếm. Để di chuyển dễ dàng, cô cho sách lên ghế có chân gắn bánh xe, trường hợp phải mang vác nặng hoặc khó sẽ nhờ đồng nghiệp giúp đỡ.
Dù di chuyển khó khăn nhưng cô Nguyễn Thị Ngọc Phú luôn có ý chí không ngừng vươn lên
Cô Phú còn không ngừng học hỏi đồng nghiệp và tìm hiểu trên mạng để xây dựng các phần mềm thư viện, nhờ vậy công việc mau chóng được bắt nhịp. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc giảng dạy và học tập theo hình thức online nhưng nguồn tài liệu vẫn được cung cấp theo nhu cầu của giáo viên và học sinh một cách đầy đủ. Tới nay, mọi hoạt động thư viện, cô Phú đã trở nên quen thuộc và thành thạo. Cô Phú chia sẻ: “Cuộc sống là sự vận động không ngừng nên mọi người đều phải thích ứng để tồn tại và phát triển. Thời gian đầu bị cưa chân, tôi nghĩ mọi cơ hội đã sụp đổ nhưng bình tâm ngẫm nghĩ, xã hội còn nhiều người khổ hơn. Trong khi mình là giáo viên nên phải có ý chí, nghị lực, phải vươn lên không ngừng, sống không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người xung quanh”.
Mặc dù khuyết tật hình thể nhưng hình ảnh của các cô luôn đẹp trong mắt đồng nghiệp và học sinh. Tôi liên tưởng các cô như những đóa hoa hướng dương, luôn hướng về phía mặt trời mà vươn lên. Dù sức khỏe của các cô còn nhiều khó khăn, dù đôi tay, đôi chân không lành lặn nhưng ý chí phấn đấu, cũng như tâm hồn lạc quan, cống hiến của các cô mãi là tấm gương sáng cho học sinh và đồng nghiệp noi theo. |
Ông BÙI DUY DŨNG, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hớn Quản |