您的当前位置:首页 > Thể thao > 【soi bong da hom nay】ASEAN trước thách thức mới 正文

【soi bong da hom nay】ASEAN trước thách thức mới

时间:2025-01-10 19:29:01 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Nhìn lại thế giới năm 2021: Giữa thách thức, ASEAN khẳng định vị thếChuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt soi bong da hom nay

Nhìn lại thế giới năm 2021: Giữa thách thức,ướctháchthứcmớsoi bong da hom nay ASEAN khẳng định vị thế
Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với những thách thức mới
Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất với sản xuất lương thực ASEAN
Biến thể Omicron - Một trong những thách thức mới của các nước ASEAN
Biến thể Omicron - Một trong những thách thức mới của các nước ASEAN

Theo giới chuyên gia, ngay cả trước khi có sự xuất hiện của biến thể Omicron, khu vực này đã có nguy cơ suy giảm của sự phục hồi kinh tế, trong đó đứt gãy các chuỗi cung ứng – sự trì trệ, ùn tắc tại các cảng kéo dài, các chi phí vận chuyển cao hơn, những sự thiếu hụt vật liệu bán dẫn – giá cả mặt hàng tiêu dùng tăng cao và số ca nhiễm mới ngày một tăng. Do đó, sự bùng phát của biến thể Omicron có thể làm suy giảm hơn nữa nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ từ bên trong cũng như ở bên ngoài khu vực ASEAN trong năm 2022.

Trước khi có sự xuất hiện của Omicron, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 10/2021 đã dự báo rằng tổng khối lượng trao đổi thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến tăng khoảng 10,8% trong năm 2021 và tăng 4,7% trong năm 2022, sau khi đã suy giảm 5,3% trong năm 2020. Tại châu Á tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu được dự kiến tăng từ mức 0,3% trong năm 2020 lên mức 14,4% trong năm 2021 và tăng 2,3% trong năm 2022. Tuy nhiên, thương mại dịch vụ đã được dự báo sẽ tụt lại so với thương mại hàng hóa, đặc biệt là trong những lĩnh vực có liên quan đến đi lại và nghỉ dưỡng, giải trí.

Một trong những động lực chính của thương mại khu vực châu Á là việc thực thi hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). RCEP sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022. Tính đến ngày 2/11/2021, đã có 10 nước ký kết phê chuẩn hiệp định này, trong đó có 6 nước ASEAN (gồm Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và 4 nước ngoài ASEAN khác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand. Khi RCEP có hiệu lực, hiệp định này có thể xóa bỏ tới 90% thuế quan đối với hàng hóa được trao đổi giữa các nước ký kết trong vòng 20 năm tới. Điều này có nghĩa là RCEP sẽ thúc đẩy thương mại quốc tế của các nước thành viên hiệp định này trong trung hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, biến thể Omicron có thể làm giảm thương mại trong nội khối cũng như thương mại với bên ngoài của ASEAN về lĩnh vực trao đổi hàng hóa và dịch vụ, ít nhất là trong ngắn hạn, do những hạn chế, kiểm soát đi lại quốc tế nghiêm ngặt hơn và những sự phong tỏa diễn ra thường xuyên hơn. Những sự kiểm soát, hạn chế đi lại nhiều hơn tác động tới các dòng chảy thương mại, điều đó khiến cho các đối tác kinh doanh tại các nước khác nhau gặp khó khăn trong việc gặp gỡ trực tiếp để giao dịch các hợp đồng. Đó là chưa kể các biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao như Delta và Omicron đã làm gia tăng các nguy cơ bị phong tỏa biên giới thường xuyên hơn ngay cả khi một hoặc một số ca nhiễm mới được phát hiện ở ASEAN và các đối tác thương mại chính của ASEAN, trong đó có Trung Quốc.