【lịch bongs đá việt nam】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 3/5/2016
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:56:20 评论数:
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàlịch bongs đá việt namo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay báo Vietnamnet trích từ nguồn Reuters, Trung Quốc đang sử dụng một hạm đội tàu cá để thu thập thông tin về các tàu nước ngoài hoạt động ở Biển Đông. Các tàu này được trang bị hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để liên lạc với tàu phòng vệ bờ biển, nhiều tàu còn mang theo cả vũ khí.
Việc tàu cá Trung Quốc mang cả vũ khí ra vùng biển tranh chấp có thể làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Ảnh Reuters
Các chuyên gia ngành công nghiệp đánh bắt Trung Quốc tiết lộ, nguồn trợ cấp từ chính phủ cho phép ngư dân sử dùng các tàu sắt công suất lớn thay vì tàu gỗ. Hệ thống GPS được trang bị cho ít nhất 50.000 tàu, nhằm giúp đội tàu cá liên lạc với tàu phòng vệ bờ biển Trung Quốc trong trường hợp khẩn cấp, kể cả đụng độ với tàu nước ngoài.
Một số ngư dân Hải Nam còn cho hay, nhiều tàu mang cả vũ khí loại nhỏ. Cũng theo nguồn tin Reuters, đội tàu cá ở một thị trấn cảng tại đảo Hải Nam được huấn luyện quân sự, trợ cấp mọi thứ, kể cả nhiên liệu để thực hiện cái gọi là “lực lượng dân quân biển” tiến ra Biển Đông. Hãng tin này dẫn lời quan chức Hải Nam, các nhà ngoại giao khu vực rằng, chương trình huấn luyện đội tàu nói trên còn bao gồm các hoạt động diễn tập trên biển, kỹ năng thu thập thông tin về tàu nước ngoài.
Theo cố vấn chính quyền Hải Nam, lực lượng quân sự cấp thành phố đảm nhận nhiệm vụ cung cấp, huấn luyện quân sự cho ngư dân Trung Quốc. Hoạt động này diễn ra vào tầm tháng 5 và tháng 8, bao gồm hoạt động tìm kiếm cứu hộ, đối phó thiên tai trên biển, và “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”, vị cố vấn nói.
Cố vấn chính quyền Hải Nam nói rằng, khi “thực hiện sứ mệnh bảo vệ chủ quyền”, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp với lực lượng dân quân biển. Việc phối hợp này đã thể hiện rõ ràng trong một sự vụ xảy ra hồi tháng 3, khi Indonesia tiến hành bắt giữ một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở gần quần đảo Natuna.
Số lượng tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên Biển Đông khiến nhiều nước lo ngại. Ảnh Tân Hoa Xã
Một tàu phòng vệ bờ biển Trung Quốc khi ấy đã nhanh chóng can thiệp, ngăn cản lực lượng hải quân Indonesia. Bắc Kinh trong khi không tuyên bố chủ quyền với Natuna thì vẫn ngang ngược nói rằng, con tàu trên hoạt động ở “vùng đánh bắt truyền thống của Trung Quốc”.
Reuters dẫn nguồn tin công nghiệp đánh cá Trung Quốc rằng, các công ty đánh bắt nước này được chính phủ tài trợ thường xuyên đưa tàu ra Trường Sa. Tập đoàn nhà nước mang tên Ngư nghiệp Nam Hải (Hải Nam) thường cung cấp cho ngư dân nhiên liệu, nước và đá, sau đó mua lại cá mà các ngư dân này đánh bắt được tại Trường Sa.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, Nhật Bản kêu gọi các bên tranh chấp trên Biển Đông nhanh chóng đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Bản Minister Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau cuộc hội kiến Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại Bangkok ngày 2/5, báo Pháp Luật TPHCM đưa tin theo Reuters (Mỹ).
“Chúng ta cần thiết lập một trật tự khu vực thật sự tôn trọng và thực hiện các nguyên tắc luật pháp. Tôi lần nữa lặp lại lời kêu gọi thông qua sớm COC ở Biển Đông" - ông Fumio Kishida ủng hộ nỗ lực của các nước Đông Nam Á nhằm đạt được với Trung Quốc. Đồng thời, Ngoại trưởng Fumio Kishida cũng đề cập đến an ninh hàng hải và kêu gọi các nước tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida kêu gọi mong chóng thông qua Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Ảnh Reuters
Bên cạnh tuyên bố về tình hình Biển Đông, Ngoại trưởng Fumio Kishida cũng cho biết Nhật Bản sẽ hỗ trợ 750 tỉ yen (7 tỉ USD) trong ba năm để giúp các nước hạ lưu sông Mekong cải thiện hạ tầng và phát triển. “Nhật muốn bàn với các nước khu vực sông Mekong để cùng vạch ra đường hướng hỗ trợ" - Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Fumio Kishida.
Nội dung buổi tiếp của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và Ngoại trưởng Fumio Kishida là tiến trình chính trị của Thái Lan, các mối đe dọa khủng bố cũng như các thách thức kinh tế trong khu vực. Ngoài Thái Lan, Ngoại trưởng Fumio Kishida sẽ còn đến thăm Myanmar, Lào và Việt Nam. Chuyến công du Đông Nam Á này của Ngoại trưởng Fumio Kishida được xem là nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.
Được biết ông Fumio Kishida vừa có chuyến thăm Bắc Kinh (Trung Quốc) tuần trước. Tại chuyến thăm này, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ căng thẳng hai bên vì tranh chấp ở biển Hoa Đông.
>> Hồi hộp chờ kết luận chính xác vụ tìm thấy ‘cát lợn’ 21 tỷ đồng ở Hà Nội
Vân Anh (T/h)
Vui mừng vì tìm được chỗ trú giông, ai ngờ cùng bị sét đánh chết