【bang xep hang bong da nu uc】Giọng ca “cự phách”
Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã xuất hiện nhiều giọng ca “cự phách”. Một trong những giọng ca thuộc hàng “cự phách” ấy có Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Cao Thị Thắng, người con của vùng đất Tân Thới, phường Lái Thiêu, TX.Thuận An.
Nghệ nhân Ưu tú Cao Thị Thắng (trái) với bài long ngâm “Nhớ ơn tổ nghiệp”
Nổi danh nhờ giọng ca
Sinh trưởng trên quê hương được mệnh danh là “viên ngọc sáng” của âm nhạc cổ truyền Nam Bộ và do yêu thích giọng ca của sầu nữ Út Bạch Lan, từ thuở thiếu thời, NNƯT Cao Thị Thắng đã say mê những làn điệu trong nhạc mục tài tử - cải lương. Thương cô gái có thân hình nhỏ nhắn sớm đa mang nghiệp cầm ca, các nghệ nhân bậc thầy ở Lái Thiêu cùng các nghệ nhân danh tiếng trong nhạc giới tài tử như: NNƯT Nguyễn Tấn Nhì, Trần Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh) dốc lòng truyền dạy. Chẳng bao lâu, NNƯT Cao Thị Thắng đã ca thành thạo nhiều làn điệu, bài bản của nhạc tài tử miền Nam. Trước giải phóng, khi Đài Phát thanh Sài Gòn lúc bấy giờ tổ chức cuộc thi tuyển chọn “Giọng ca Tài tử - Cải lương”, với thành phần Ban giám khảo là những “bậc thầy” trong nghệ thuật sân khấu cải lương như: Danh ca Hữu Phước, soạn giả Yên Sơn… NNƯT Cao Thị Thắng mạnh dạn đăng ký tham gia và đoạt giải cao cùng với NSƯT Minh Vương và NS Hoài Thanh. Năm 1976, NNƯT Cao Thị Thắng đồng giải nhất với cố NS Kim Lệ Thy trong hội thi văn nghệ quần chúng tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Nhờ cuộc thi này, giọng ca Cao Thị Thắng không chỉ liên tục xuất hiện trong các chương trình cổ nhạc trên làn sóng phát thanh của tỉnh nhà, mà còn được Đài Tiếng nói Nhân dân TP.Hồ Chí Minh và Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh mời thu âm cùng với các nghệ sĩ cải lương tài danh như: Tấn Tài, Minh Vương, Thanh Sang... Kể từ đó, giọng ca Cao Thị Thắng “lan tỏa” sâu rộng trong lòng khán - thính giả mộ điệu khắp bốn phương và được công chúng ái mộ cho đến ngày hôm nay.
Yếu tố thành công
Một trong những yếu tố giúp cho NNƯT Cao Thị Thắng có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người ái mộ chính là sự thể hiện chất giọng một cách tự nhiên, thả hồn trọn vẹn vào từng lời ca điệu nhạc, thể hiện và lột tả hết những cung bậc cảm xúc, tâm trạng nhân vật trong từng bài ca một cách tinh tế, sâu sắc. Nhờ vậy mà NNƯT Cao Thị Thắng được công nhận là một trong những nữ danh ca “cự phách” của âm nhạc cổ truyền Nam Bộ. Nhạc giới tài tử hiện nay, khó tìm được một giọng ca vững vàng nhịp thức, nhất là ca những bài bản thuộc hơi điệu Oán và Hạ như NNƯT Cao Thị Thắng. Chất giọng trầm buồn, đầy tâm trạng của cô luôn tạo được đồng cảm sâu sắc từ phía người ái mộ nhạc tài tử - cải lương. Chất giọng ấy đã giúp cô đoạt nhiều HCV tại các kỳ liên hoan, hội thi về âm nhạc truyền thống ở tỉnh nhà Bình Dương, cấp khu vực và toàn quốc. Đặc biệt là danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” mà Cao Thị Thắng vinh dự được Nhà nước Việt Nam phong tặng năm 2015. Đây là thành quả xứng đáng dành cho những nỗ lực phấn đấu và cống hiến hết mình của NNƯT Cao Thị Thắng đối với âm nhạc cổ truyền ở vùng đất phương Nam.
Thành công của người nghệ nhân ở đất Lái Thiêu - Thuận An ngoài giọng ca thiên phú còn phải kể đến sự dày công tập luyện. NNƯT Cao Thị Thắng luôn tâm niệm: “muốn ca tốt, phải tập luyện nghiêm túc”. Kết quả có được của NNƯT Cao Thị Thắng ngày hôm nay, không thể không nhắc đến sự hỗ trợ đắc lực của người bạn đời là NNƯT Phạm Ngọc Phú và ngược lại. Trải qua bao thăng trầm dâu bể của cuộc đời, ngay cả lúc kinh tế khó khăn, đôi uyên ương Cao Thị Thắng - Phạm Ngọc Phú vẫn tự rèn luyện giọng ca, ngón đờn và tài sáng tác bài bản để xứng danh là một nghệ nhân “chính hiệu” của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
THẠC SĨ PHẠM THÁI BÌNH
相关推荐
- Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- Việc giảm cân bị cản trở vì những thưc phẩm quen thuộc
- Chủ nghĩa bảo hộ “cản chân” hội nhập kinh tế như thế nào?
- Ho ra máu do loại ký sinh trùng này sống trong mũi 2 tháng
- Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Tồn kho bất động sản giảm mạnh
- TPHCM: Nỗ lực kiến tạo đô thị sáng tạo
- Xuất hiện các ca sốt rét, người dân cần làm gì?