发布时间:2025-01-10 11:06:10 来源:88Point 作者:Cúp C2
Xin không tự chủ để có thêm nguồn
Ông Nguyễn Duy Bình,ệnhviệnởHàTĩnhnợchồngchấtXinkhôngtựchủđểcónguồntrảnợsoi kèo tigres uanl Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), thông tin năm 2021, bệnh viện giảm thu so với năm 2020 là 5,4 tỷ đồng. Năm 2022, tình hình thu cũng không tăng. Năm 2023, tình hình cũng không khởi sắc. Nguyên nhân dẫn đến công nợ lên tới hơn 25 tỷ đồng do hai năm dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến doanh thu của bệnh viện. Ngoài ra, các phòng khám tư nhân "mọc" gần bệnh viện khiến số lượng bệnh nhân giảm đáng kể.
"Ngoài việc BHXH đang nợ bệnh viện trên 10 tỷ đồng, các phòng khám tư nhân mọc gần bệnh viện, có sử dụng bảo hiểm y tế, thu hút bệnh nhân về đó khiến doanh thu bệnh viện giảm", lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê cho hay.
Theo ông Bình, bệnh viện đang loay hoay tìm phương án tháo gỡ công nợ. Trong đó, cơ sở này đang làm các văn bản đề xuất gửi BHXH.
"Phía BHXH đang nợ tiền vượt trần, vượt tổng mức thanh toán. Những điều này phía bệnh viện đã sử dụng cho bệnh nhân rồi nhưng bảo hiểm chưa đưa vào thanh toán. BHXH đang yêu cầu bệnh viện gửi số liệu xuống cho BHXH tỉnh để BHXH tỉnh gửi số liệu ra cho BHXH Việt Nam, để có hướng tháo gỡ", ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, trong số trên 10 tỷ đồng mà BHXH nợ bệnh viện, hơn 6 tỷ đồng là tiền vượt trần, vượt tổng mức thanh toán; ngoài ra, có số tiền năm ngoái bảo hiểm đang nợ chưa thanh toán hết; dịch vụ chưa thống nhất giữa bảo hiểm và cơ sở khám chữa bệnh nên chưa được đưa vào thanh toán là 2 tỷ đồng. Chi phí chênh lệnh gây tê, gây mê đang bị "treo".
Nói về phương án tháo gỡ, xử lý công nợ, đại diện Bệnh viện đa khoa huyện Hương Khê cho rằng cơ sở không thể đủ để trả lương cho nhân viên. Hiện bệnh viện tự chủ 100% về chi thường xuyên nên rất khó khăn. "Nếu tự chủ để trả lương là không đủ vì quỹ lương mới, hiện mỗi tháng phải có 2 tỷ đồng để trả lương và đóng bảo hiểm cho cán bộ, nhân viên. Lý do công nợ tiền thuốc cao là do tập trung trả tiền lương trước", đại diện bệnh viện nói.
Ông Nguyễn Duy Bình cho rằng, trước mắt để có nguồn tháo gỡ bớt công nợ, bệnh viện đã có văn bản gửi Sở Y tế xin không tự chủ.
"Chúng tôi làm văn bản xin tự chủ một phần để khi thiếu tiền, còn có nguồn để trả lương cho nhân viên, nhưng vấn đề này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Vừa qua, Sở Y tế và Sở Tài chính đã về khảo sát, đánh giá bệnh viện không thể tự chủ được 100%. Sở Y tế đã có văn bản gửi Sở Tài chính đề nghị xem xét vấn đề tự chủ của bệnh viện, đang chờ UBND tỉnh quyết định.
Bệnh viện đã nhiều lần làm việc với huyện và tỉnh, tất nhiên không có chuyện họ chi tiền để về để bệnh viện trả nợ. Giải pháp bây giờ là hạ được mức tự chủ về chi thường xuyên. Nếu không được thì phải nâng cao chất lượng chuyên môn lên, sử dụng được nhiều dịch vụ để thu hút bệnh nhân, nhằm tăng doanh thu cho bệnh viện", ông Bình nói thêm.
Liên quan đến nợ tiền thuốc kéo dài, phía bệnh viện cho biết: "Tiền trực ca của cán bộ chúng tôi mới trả đến tháng 5/2022. Hiện ưu tiên trả tiền lương cho nhân viên, còn các doanh nghiệp gọi điện đòi nợ tiền thuốc, vật tư thì bệnh viện đang xin giãn nợ".
BHXH "treo" hàng chục tỷ
Theo thống kê của Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh, hiện BHXH đang "treo" của bệnh viện 53 tỷ đồng, vì thế phía bệnh viện buộc phải nợ tiền phẫu thuật, thủ thuật của cán bộ và tiền thuốc của các công ty dược.
Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh cho biết từ năm 2017, BHXH "treo" 20% do cơ sở này vượt giường kế hoạch, sau đó, sang cơ sở mới, phê duyệt cho bệnh viện 200 giường nhưng thời điểm đó, UBND tỉnh đang giảm biên nên không thể tăng biên chế, đồng nghĩa với việc không được tăng giường bệnh.
Đến tháng 1/2018, BHXH mới cho tăng giường bệnh. Năm 2017 đoàn bảo hiểm về làm việc tại bệnh viện nhưng chỉ tính 100 giường, đồng nghĩa với việc năm 2017, phía BHXH "treo" của bệnh viện hơn 14 tỷ đồng tiền vượt giường kế hoạch.
"Tuy nhiên, đến năm 2019 theo Nghị quyết 30 của Chính phủ cho phép thanh toán lại tiền này, nhưng cơ quan BH lại ra một văn bản nghĩa là năm 2019 được phép thanh toán, nhưng không được đưa con số cũ của những năm trước vào quyết toán. Tuy nhiên, theo nghị định 146, muốn tỉnh tổng mức của năm này thì phải lấy cơ sở của năm trước", đại diện Bệnh viện đa khoa TP nói.
Cũng theo BV đa khoa TP Hà Tĩnh, năm 2018 bệnh viện vượt trần đa tuyến đến, nên 2018 BHXH treo 9,3 tỷ đồng vượt trần. Năm 2019, Nghị định 146 của Chính phủ ra đời, tính tổng mức, lấy căn cứ số chi phí đã sử dụng của năm trước để tính, sau đó cũng không lấy 9,3 tỷ đồng vượt trần của năm 2018 để tính nên 2018 lại tiếp tục vượt tổng mức 16 tỷ đồng. Tương tự, 2020 vượt tổng mức 15 tỷ đồng, 2021 vượt tổng mức 14,7 tỷ đồng.
"Mới đây, tháng 10/2023 Nghị định 75 của Chính phủ ra đời, bãi bỏ tổng mức của Nghị định 46 nên bệnh viện được thanh toán lại tất cả. Hy vọng sau khi số tiền BHXH chi trả về, bệnh viện sẽ lấy số tiền này để trả bớt nợ vật tư, thuốc kéo dài nhiều năm", đại diện BV đa khoa TP Hà Tĩnh nói thêm.
Hơn 105 tỷ đồng tiền tổng vượt mức thanh toán
Liên quan đến việc này, ông Võ Viết Quang, Trưởng phòng giám định Bảo hiểm y tế, BHXH Hà Tĩnh, cho biết hiện nay số tiền vượt tổng mức thanh toán quy định tại Khoản 5 Điều 24 Nghị định 146/NĐ-2018 ngày 17/10/2018 của CP, không được quyết toán. Đến nghị định 75, ngày 19/10/2023 thay thế, bổ sung một số điều tại Nghị định 146, thì số chi đã được giám định vượt tổng mức thanh toán sẽ được thanh toán lại cho các cơ sở khám chữa bệnh. Số tiền này toàn tỉnh là hơn 106 tỷ đồng.
“Số tiền cơ quan bảo hiểm chưa thanh toán cho các cơ sở y tế là tiền vượt tổng mức thanh toán và vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm 2021 trên toàn tỉnh là 73,7 tỷ đồng. Số tiền vượt dự toán 2022 đã được xác định do nguyên nhân khách quan là 170 tỷ đồng cũng chưa thanh toán”, ông Quang nói.
Nguyên tắc thanh toán, số tiền này hiện BHXH tỉnh đã báo cáo BHXH Việt Nam và đã được trình Hội đồng quản lý quỹ BHXH - BHYT xem xét thông qua. “Nếu hội đồng thông qua thì sẽ được cấp 80% số tiền này và số 20% còn lại khi nào Thủ tướng phê duyệt thì mới tiếp tục được thanh toán. Hiện đang chờ hội đồng quản lý thông qua sẽ cấp tiền cho các cơ sở khám chữa bệnh”, ông Võ Viết Quang nói thêm.
Hàng loạt bệnh viện ở Hà Tĩnh lâm cảnh nợ hàng chục tỷ đồngHàng loạt bệnh viện ở Hà Tĩnh vướng công nợ lên tới hàng chục tỷ đồng. Hàng trăm cán bộ, nhân viên bị nợ tiền trực ca, tiền thủ thuật, phẫu thuật…相关文章
随便看看