Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh là nơi bắt đầu khởi nghĩa Lam Sơn,êmngưỡngtấmbiacổlàBảovậtQuốcgiaởkhuditíchlịchsửkết quả bóng đá ngoại cội nguồn phát tích vương triều Hậu Lê, an táng 6 vị vua và 2 hoàng thái hậu đầu thời Lê Sơ.
Nơi đây hiện đang lưu giữ 5 tấm bia cổ, là những tư liệu quý giá để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật điêu khắc. Cả 5 tấm bia đã được Thủ tướng chính phủ ra quyết định công nhận là bảo vật quốc gia, bao gồm: Bia Vĩnh Lăng (vua Lê Thái tổ), bia Chiêu Lăng (vua Lê Thánh tông), bia Dụ Lăng (vua Lê Hiến tông), bia Kính Lăng (vua Lê Túc tông), bia Khôn Nguyên Chí Đức (Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao).
Phần lớn các lăng mộ và bia đều nằm trong phạm vi quy hoạch hơn 200ha của di tích, chỉ riêng lăng mộ và bia của vua Lê Túc Tông (bảo vật quốc gia thứ 5) là nằm cách khu trung tâm di tích gần 4km về phía Đông Bắc (thuộc đội 1, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).
Vua Lê Túc tông tên húy là Thuần, con trai thứ ba của vua Lê Hiến Tông (SN 1488), đến tháng 3/1499 được lập làm hoàng thái tử, lên ngôi ngày 12/6/1504, băng hà ngày 8/12 cùng năm, thọ 17 tuổi.
Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá về vua “Vua dốc chí hiếu học, thân người hiền, vui việc thiện, xứng đáng là vị vua giỏi giữ cơ nghiệp thái bình, không may mất sớm”.
Bia Kính Lăng được dựng vào tháng 3 năm Đoan Khánh thứ nhất (1505) đời vua Lê Uy Mục.
Bia là tấm đá nguyên khối, màu xám với kích thước cao 2,63m, rộng 1,89m, dày 0,28m, được đặt trên lưng rùa (đã bị mất phần đầu) có chiều dài 3,30m, rộng 2,07m, cao 0,43m.
Mặt trước bia khắc chữ hán, tên bia “ Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng Bi” được khắc theo lối chữ triện, nội dung khắc theo lối chữ chân, gồm 47 dòng hơn 1500 chữ ghi lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Túc tông.
Bia Kính Lăng được công nhận là bảo vật quốc gia tại quyết định số 88/QĐ- TTg ngày 15/1/2020 của Thủ tướng chính phủ.
Văn bia đã nhận xét: "Vua thiên tính thông minh, hiếu nghĩa yêu thương muôn loài, đối với các quan thì cư xử đúng mực, điềm đạm mà liêm chính. Vì thế mà trăm quan cung kính, mọi việc tốt lành. Trị vì công hiệu, gìn giữ quy cũ, có thể kết nối thánh nhân thuở trước, mở ra cơ nghiệp cho đời sau, làm giềng mối cho muôn vạn đời sau vậy. Tuy vậy tuổi thọ chẳng được lâu dài khiến cho cả trời đất, sinh linh đều thương xót lắm thay”.
Một số hình ảnh về tấm bia cổ là bảo vật quốc gia thứ 5 ở khu di tích lịch sử Lam Kinh.
Trần Hải