Những tháng đầu năm,ồnsứcthựchiệnccchỉtiuphttriểnkinhtếtt keo nha cai tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, Hậu Giang nói riêng. Tuy nhiên, với sự chủ động, linh hoạt, quyết tâm trong lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giúp cho việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2020 đạt kết quả khả quan trên một số lĩnh vực.
Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm nay đạt kết quả khả quan.
Một số lĩnh vực tăng trưởng khá
Theo ông Nguyễn Hùng Sửu, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng với cơ chế, chính sách gia hạn nộp thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu ngân sách trên địa bàn.
Mặc dù vậy, nhờ sự chỉ đạo, điều hành, giám sát của Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh đối với công tác thu ngân sách; sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành có liên quan cũng như sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương đã giúp cho công tác thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt kết quả khá. Cụ thể, tổng thu ước thực hiện được hơn 1.662 tỉ đồng, đạt 51,3% dự toán, bằng 100,78% so cùng kỳ và vượt 1,3% so tiến độ thu.
Ngoài kết quả thu ngân sách đạt khá, ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho rằng việc tái cơ cấu kinh tế của tỉnh có chuyển biến tích cực và hướng đi rõ nét; đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện, GRDP bình quân đầu người đạt 45,3 triệu đồng, tăng hơn 3,8% so cùng kỳ.
Lĩnh vực nông nghiệp vẫn duy trì được kết quả khá. Vụ lúa Đông xuân 2019-2020, toàn tỉnh xuống giống 77.820ha, đạt 101% kế hoạch; năng suất bình quân 7,66 tấn/ha, tăng 0,32 tấn so cùng kỳ; sản lượng 595.868 tấn, đạt 107,5% kế hoạch. Giá lúa vụ Đông xuân năm nay cao hơn vụ Đông xuân 2018-2019 từ 200-500 đồng/kg nên giúp người dân thu lợi nhuận khá.
Nhìn chung, năng suất, sản lượng lương thực, rau màu, cây ăn trái, thủy sản đều tăng từ 3-4% so cùng kỳ; tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phòng, chống khô hạn đạt hiệu quả. Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thêm 3 xã, nâng tổng số đến nay là 32 xã, đạt 62,75% tổng số xã (đạt kế hoạch năm 2020); 1 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã nông thôn mới nâng cao là 3 xã.
Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Toàn tỉnh có 11 dự án được cấp chủ trương đầu tư, tăng 3 dự án so cùng kỳ; tổng số vốn là 1.756 tỉ đồng, tăng 31,5% so cùng kỳ. Kết quả này cho thấy môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện. Cùng với đó, công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả tích cực, an ninh chính trị và trật tự xã hội được bảo đảm, số vụ tội phạm giảm so cùng kỳ.
Đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp
Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, khiến nhiều chỉ tiêu đạt thấp. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 1,51% so kế hoạch đề ra là 7%; trong khi so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,01%, khu vực dịch vụ giảm 0,88%; chất lượng dịch vụ và logistics chậm được cải thiện, cơ cấu lại nền kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu.
Mặt khác, việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp còn hạn chế, cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc triển khai dự án của nhà đầu tư. Chưa kể mức tiêu dùng trong Nhân dân còn thấp do dịch Covid-19; tình hình trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn diễn biến phức tạp.
Công tác chăm lo cho người dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Riêng công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư từng lúc, từng nơi còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn.
Theo nhận định 6 tháng cuối năm 2020, tỉnh tiếp tục bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp; đồng thời, dự báo 3 chỉ tiêu: tăng trưởng kinh tế, tổng mức đầu tư toàn xã hội và kim ngạch xuất, nhập khẩu khó đạt theo Nghị quyết của Tỉnh ủy. Trước tình hình đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ một số giải pháp trong những tháng còn lại của năm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho hay tỉnh tập trung phòng, chống, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn đời sống và sức khỏe của Nhân dân; tích cực thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh nguy hiểm này đang bùng phát, lan rộng ở nhiều quốc gia như hiện nay; có phương án, giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vượt qua khó khăn.
Cùng với đó, tỉnh rà soát, bổ sung những giải pháp thực hiện các chương trình, đề án lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, đầu tư công, kế hoạch khởi nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập. Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu, xây dựng vùng nguyên liệu đủ lớn để liên kết theo chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Kiểm soát chặt dịch bệnh trên động, thực vật, không để tái nhiễm dịch tả heo châu Phi.
Tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư toàn xã hội; các sở, ngành tỉnh và địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án. Chủ động xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh.
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020.
Về những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Hữu Nghĩa đề nghị, các chủ đầu tư phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai giải quyết kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng và nhanh chóng phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu, bảo đảm tiến độ thi công dự án theo quy định.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa còn lưu ý các chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ; coi kết quả giải ngân vốn đầu tư công là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 của các tổ chức, cá nhân được phân công theo dõi.
Các chủ đầu tư, các ban quản lý, các nhà thầu cũng cần quan tâm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án kết hợp với biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động và bảo đảm chất lượng công trình; kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký …
Đến nay, trong 19 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, có 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch cả năm (xây dựng nông thôn mới; nhóm chỉ tiêu về thông tin truyền thông và nhà ở; tỷ lệ sử dụng nước sạch - nước hợp vệ sinh; quốc phòng); 6 chỉ tiêu đạt trên 70% kế hoạch (thu ngân sách nhà nước; chỉ số giá tiêu dùng; nhóm chỉ tiêu về lao động việc làm; y tế; tỷ lệ che phủ rừng; tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị); 3 chỉ tiêu đạt trên 50% (GRDP bình quân đầu người; cơ cấu kinh tế; dân số); 3 chỉ tiêu đạt khá sẽ xét vào cuối năm (giáo dục; tỷ lệ hộ nghèo; an ninh); 3 chỉ tiêu đạt dưới 50% kế hoạch (tăng trưởng kinh tế; kim ngạch xuất nhập khẩu; tổng vốn đầu tư toàn xã hội). |
Công tác cải cách hành chính tiếp tục được tỉnh quan tâm, góp phần cải thiện các chỉ số như: PCI, PARINDEX, PAPI, SIPAS. Cụ thể, chỉ số PCI năm 2019 của tỉnh từ nhóm trung bình đã lên nhóm khá, đứng vị trí 42/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 2 bậc so năm 2018 và đứng vị trí thứ 8 so 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL; chỉ số cải cách hành chính PARINDEX đứng vị trí thứ 31/63 tỉnh, thành, tăng 4 bậc so năm trước; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI đứng vị trí 19/63 tỉnh, thành, tăng 39 bậc so năm trước; chỉ số hài lòng của người dân SIPAS đứng vị trí thứ 10/63 tỉnh, thành, tăng 8 bậc so năm trước. |
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN