当前位置:首页 > Cúp C2 > 【keo nha cái 88】Dự kiến bổ sung hình thức book building để chống ế bán vốn nhà nước

【keo nha cái 88】Dự kiến bổ sung hình thức book building để chống ế bán vốn nhà nước

2025-01-26 03:23:32 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

du kien bo sung hinh thuc book building de chong e ban von nha nuoc

Từ đầu năm 2016 đến nay,ựkiếnbổsunghìnhthứcbookbuildingđểchốngếbánvốnnhànướkeo nha cái 88 có 58 DNNN thực hiện bán đấu giá cổ phần qua các Sở GDCK.

Nếu tài sản được đấu giá công khai, định giá sẽ hết vai trò

Sẽ ban hành Luật thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những định hướng được đề ra tại dự thảo Chiến lược tái cấu trúc nền kinh tế đến năm 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng. Dự Luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về định giá DNNN và ngăn ngừa thất thoát tài sản. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, nhiều chuyên gia cho rằng, không nhất thiết tập trung vào định giá, chỉ cần thúc đẩy sự minh bạch sẽ khép lại kẽ hở thất thoát tài sản Nhà nước.

Trả lời Tạp chí Chứng khoán mới đây, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành (Nghị định 59/2011/NĐ-CP), việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược có thể được thực hiện thỏa thuận trước cuộc đấu giá công khai ra công chúng, nếu nhà đầu tư đáp ứng dược các tiêu chí quy định. Chính điểm này dẫn đến khả năng thất thoát vốn Nhà nước.

Dễ thấy nhất là trường hợp, doanh nghiệp (DN) chỉ có 1 nhà đầu tư chiến lược đăng ký tham gia mua cổ phần, việc thực hiện thỏa thuận bán với 1 người mua không đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và thị trường trong cổ phần hóa. Để sửa lại, ông Tiến cho biết, dự thảo Nghị định mới sẽ quy định, trường hợp chỉ có 1 nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua thì không tổ chức bán thỏa thuận, mà chuyển sang bán đấu giá công khai cùng các nhà đầu tư thường.

Tuy nhiên, thực tế luôn diễn ra phong phú hơn những gì pháp lý quy định. Ngay cả khi DN có một số nhà đầu tư chiến lược cùng quan tâm, cũng vẫn dễ xảy ra tình trạng thông đồng, “quân xanh, quân đỏ” để đàm phán mua vốn Nhà nước với giá rẻ.

Để một cuộc đấu giá thực sự có tính cạnh tranh, ông Lê Hải Trà, Phó tổng giám đốc thường trực Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM cho rằng, điều quan trọng nhất là phải tạo ra sự quan tâm đủ lớn của xã hội, thu hút đủ các nhà đầu tư tiềm năng quan tâm. Việc này, phụ thuộc vào năng lực và nỗ lực kết nối của nhà tư vấn. Theo ông Trà, một nhà tư vấn có trách nhiệm không chỉ ở việc đưa “món hàng” cần chào bán đến với các nhà đầu tư tiềm năng, mà còn cần kết hợp với các công ty tư vấn khác, để mở rộng tệp nhà đầu tư tối đa tiếp cận với DN chào bán.

Về lý thuyết, nếu đấu giá công khai và thu hút được nhiều nhà đầu tư đến mức tạo nên một thị trường chào mua cạnh tranh thì việc định giá doanh nghiệp, hay xác định giá khởi điểm chào bán sẽ trở nên vô nghĩa. Lý do: khoản tiền Nhà nước thu về tính trên giá thực trả tại cuộc đấu giá, giá khởi điểm chỉ mang tính tham khảo.

Cũng liên quan chủ đề này, chuyên gia Công ty Chứng khoán Bản Việt cho rằng, việc nhà quản lý đặt ra mục tiêu xử lý công tác định giá DNNN khi cổ phần hóa là không cần thiết, việc cần làm là tập trung minh bạch hóa thông tin của DNNN, minh bạch việc bán vốn, nâng cao vai trò của nhà tư vấn. Nhà tư vấn đúng nghĩa phải định ra cho DN một chiến lược phát triển hợp lý sau cổ phần hóa, đồng thời giúp DN tiếp cận với nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Khi có nhiều nhà đầu tư quan tâm, cuộc đấu giá đủ tính cạnh tranh, sẽ không thể xảy ra tình trạng thông đồng, cùng nhau bỏ giá thấp, gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Trường hợp việc bán vốn được tổ chức công khai, công bằng và minh bạch, Nhà nước thu được khoản tiền theo giá bán tốt nhất, việc định giá quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, thậm chí có tác dụng ngược lại: gây thiệt hại cho nguồn thu của Nhà nước trong tuơng lai. Lý do, giá trị quyền sử dụng đất khi tính vào giá trị DN sẽ buộc DN phải khấu trừ dần theo từng năm. Khoản khấu trừ này làm giảm lợi nhuận phải đóng thuế hàng năm của DN, đồng nghĩa với việc khoản thuế Nhà nước thu được từ DN hình thành sau cổ phần hóa bị giảm đi. Lợi ích Nhà nước trong bài toán tổng thế này là thiệt, chứ không phải có lợi như nhiều người vẫn nghĩ.

Tất nhiên, phương án Nhà nước thiệt trên được đưa ra trong giả thiết việc bán vốn thu hút được lượng nhà đầu tư tham dự đủ lớn để hình thành vùng giá mua xác đáng nhất. Trong trường hợp này, nhà tư vấn cần được trả phí xứng đáng cho việc làm tốt vai trò tư vấn, chứ không thể có chuyện chỉ trả một vài chục triệu đồng/thương vụ tư vấn bán vốn như nhiều cuộc hiện nay.

Bán vốn không thành công cần xem lại trách nhiệm nhà tư vấn

Từ năm 2011-2015, cả nước có 478 DN thực hiện cổ phần hóa, nhưng 60% số DN này sau đó Nhà nước vẫn nắm trên 50% vốn điều lệ. Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, nhiều DN chào bán 30-40% cổ phần nhưng chỉ bán được rất ít, như Tổng công ty Vigalacera chào bán gần 26%, nhưng bán được 8,5%; Tổng công ty Viwaseen chào bán 28,6%, nhưng bán được 1,84%; Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng chào bán 27%, nhưng bán được 5,39%...

Từ đầu năm 2016 đến nay, có thêm 58 DNNN thực hiện đấu giá bán cổ phần qua các Sở Giao dịch chứng khoán với tỷ lệ thành công đạt 66%. Cùng với đó, các Sở cũng thực hiện 21 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước với tổng giá trị 1.899 tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 73%.

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, kết quả bán vốn Nhà nước từ đầu năm đến nay khả quan hơn các năm trước đó, khi đạt thặng dư vốn cao hơn, tỷ lệ thành công cao hơn. Tuy nhiên, đấu giá vẫn không thành công trọn vẹn khi các DNNN chào bán IPO vẫn ế 34%, còn cổ phần Nhà nước thoái qua sàn cũng ế đến 27%.

Vậy phải làm thế nào để bán vốn thành công? Ông Vũ Bằng cho biết, Bộ Tài chính đang dự kiến, bên cạnh 3 phương thức bán hiện nay (đấu giá công khai, thỏa thuận trực tiếp, bảo lãnh phát hành) sẽ bổ sung hình thức bán mới là phương pháp dựng sổ (book building). Phương thức này cho phép nhà tư vấn (bảo lãnh) phối hợp với bên bán đi “chào hàng” các nhà đầu tư tiềm năng, từ đó hình thành khoảng giá dự kiến và dựa vào nhu cầu của thị trường sẽ xác định mức chào giá cuối cùng.

Theo ông Vũ Bằng, hình thức này giúp DN dễ thu hút được nhà đầu tư chiến lược, bởi giá được hình thành từ việc khảo sát nhu cầu và thương thảo với những nguời mua lớn ngay trên thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, việc cải tiến cách bán là một chuyện, việc DNNN có dễ bán hay không, phụ thuộc rất lớn vào thực lực và tiềm năng của DN. Và việc DNNN có được bán đúng giá (không thất thoát tài sản Nhà nước) hay không, phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nhà tư vấn.

Chính ông Tiến cũng nhận xét, thực tế IPO thời gian qua cho thấy, không phải cứ DN tốt là bán được, mà quan trọng là khâu chuẩn bị chào bán cổ phần. Thực tế cho thấy, không ít DNNN khi chào bán đã cố tình không làm bản cáo bạch nghiêm túc. Cũng có không ít công ty chứng khoán dùng nguyên mẫu bản cáo bạch của DN X cho DN Y để hoàn tất nghĩa vụ tư vấn.

Trong các trường hợp này, mục đích của các bên thường là làm cho đợt đấu giá “mờ” nhất, ít được quan tâm nhất, để phục vụ cho một bên mua định sẵn, hoặc để duy trì tiếp tỷ lệ vốn Nhà nước cao sau cổ phần hóa. Những trường hợp như vậy, như bình luận của ông Lê Hải Trà, có đấu giá kiểu gì cũng ế, khi bên bán coi việc đấu giá chỉ là hình thức, nhằm thực hiện những mục tiêu riêng.

Để việc bán vốn Nhà nước minh bạch, bên cạnh việc cải thiện sự minh bạch, liêm chính của chủ thể đi bán (DNNN), vai trò của nhà tư vấn cần được định rõ, cả quyền lợi và trách nhiệm. Ông Tiến cho rằng, trong thời gian tới, nếu việc bán vốn Nhà nước không thành công, cần xem xét lại trách nhiệm của đơn vị tư vấn. Nếu chỉ bán được vài phần trăm là không hoàn thành nhiệm vụ. Được biết, tổng giá trị DNNN sẽ được cổ phần hóa thời gian tới là 25 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, nhà tư vấn tốt, chuyên nghiệp, cần được Nhà nước trả giá xứng đáng. Chỉ có như vậy, các nhà tư vấn mới có động lực cạnh tranh làm tốt công việc tư vấn bán vốn, thu về giá trị tốt nhất cho Nhà nước và giảm dần đi các dịch vụ tư vấn trá hình, phục vụ cho những nhóm lợi ích giấu mặt.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读