Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Vietnam) vừa có dự báo triển vọng hoạt động đầu tưbất động sảnthương mại toàn cầu năm 2017. TheĐầutưbấtđộngsảnthươngmạisẽhồiphụctrởlạivàonătỉ số u19 phápo đó, khối lượng đầu tư toàn cầu năm 2016 ghi nhận được 650 tỷ USD, con số này được ước tính sẽ tăng đến 700 tỷ USD trong năm nay. Những nhà đầu tư mới, nguồn vốn mới Theo JLL, xu hướng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng của các tổ chức đầu tư trực tiếp vào loại hình bất động sản thương mại với mục tiêu tân dụng những cơ hội đầu tư có mức sinh lợi cao hơn, cũng như những nguồn vốn mới đang được mở rộng trên toàn cầu từ các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia. "Nguồn vốn mới hướng vào bất động sản chỉ là một phần của kế hoạch; những nhà đầu tư bất động sảncó kinh nghiệm cũng đang phân bổ nhiều tiền hơn để đầu tư trực tiếp vào tiềm năng của thị trường này", ông David Green-Morgan, Giám đốc Nghiên cứu toàn cầu tại JLL cho biết. "Khi những nhóm đầu tư này có xu hướng phân bổ nguồn vốn tốt, họ sẽ có thể đầu tư một lượng vốn lớn vào lĩnh vực này tương đối nhanh chóng". Theo JLL, đến năm 2020 nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên toàn cầu có thể sẽ chiếm hơn 50% trên tất cả các hoạt động nhờ vào sự phát triển của dòng chảy vốn liên vùng. Một trong những xu hướng nổi bật nhất trong phân khúc bất động sản thương mại là sự nổi lên của Trung Quốc, một thị trường quan trọng trong thị trường bất động sản toàn cầu. Tính đến quý III năm 2016, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nhà đầu tư nước ngoài sở hữu các tài sản bất động sản thương mại lớn nhất thế giới. Bất động sản sẽ là một loại hình tài sản toàn cầu Qua hai chu kỳ bất động sản gần đây nhất đã cho thấy một sự gia tăng đáng kể về nguồn vốn đầu tư vào các loại hình tài sản trên toàn cầu. Mức tăng trưởng trong lĩnh vực này trong 10 năm qua là rất ấn tượng, tuy nhiên bất động sản vẫn đứng sau thị trường trái phiếu và cổ phiếu về tổng giá trị USD. Để thúc đẩy sự phát triển của loại hình tài sản đầu tư được ưa thích này, sự cải thiện hơn trong tính minh bạch là điều cần thiết. Báo cáo Chỉ số minh bạch của JLL năm 2016 đã chỉ ra mức độ cải thiện tính minh bạch của thị trường này vẫn ổn định ở hầu hết các quốc gia, đây được xem là một dấu hiệu tích cực cho các nhà đầu tư. Thị trường Hoa Kỳ vẫn phát triển mạnh Hoạt động đầu tư tại Hoa Kỳ tăng mạnh. Thị trường bất động sản lớn nhất thế giới này hiện sở hữu 16 trên 30 thành phố hàng đầu về đầu tư loại hình bất động sản trong năm 2016: New York là thành phố dẫn đầu trên thế giới (giữ vững trong hai năm liên tiếp) với khối lượng giao dịch đạt hơn 33,1 tỷ USD (từ Q1 đến Q3 năm 2016), chiếm gần gấp đôi hoạt động giao dịch của London - thành phố đứng vị trí thứ hai về lượng giao dịch. Los Angeles xếp ở vị trí thứ ba (trên Tokyo và Paris) với mức tăng 22%, đạt 15,7 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 2016, nhờ vào sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã rơi khỏi vi trí thứ 12 trong bảng xếp hạng, chiếm giữ một trong những vị trí hàng đầu thế giới trong nhiều năm, với mức đầu tư giảm 46% (từ Q1 đến Q3 năm 2016) so với năm 2015. Washington DC (vị trí thứ 6) và Chicago (vị trí thứ 8), hai thành phố này vẫn giữ vững vị trí trong Top 12 thành phố toàn cầu mặc dù có sự giảm nhẹ về khối lượng giao dịch trong năm 2016. Sự cạnh tranh tạo lợi thế cho những thành phố mới của thế giới Nhu cầu tăng đã tạo áp lực lên các đô thị hàng đầu như thành phố New York, London và Paris, giá cả cạnh tranh và sự thiếu hụt các loại hình tài sản trên thị trường đã làm các nhà đầu tư tìm đến "Những thành phố mới của thế giới". Nhóm này bao gồm những thành phố với quy mô tầm trung, nổi trội với các lĩnh vực công nghệ cao và có giá trị cao, được sự thúc đẩy bởi sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống cải thiện và tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, tất cả các nhân tố này tạo sự sự phát triển và hoạt động của thị trường bất động sản. Tại Hoa Kỳ, Những Thành phố Mới của thế giới gồm những khu đô thị lớn như Boston, Dallas và Seattle. Trong khi đó ở châu Âu, hoạt động đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể về khối lượng đầu tư như ở các thành phố Stockholm, Brussels, Oslo, Vienna, và Dublin. Trên thực tế, mặc dù có rất nhiều thành phố trong tầm ngắm của các nhà đầu tư, tuy nhiên họ vẫn bị thu hút bởi các thành phố có tính minh bạch hơn và có nền kinh tếphát triển, Jeremy Kelly, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu JLL cho biết. "Có rất nhiều cơ hội cho các thành phố mới nổi để nắm bắt một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào thị trường bất động sản, tuy nhiên để thực hiện được, những thành phố này sẽ cần phải cải thiện đáng kể sự minh bạch để tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư", Jeremy Kelly kết luận. |