Đây là chia sẻ của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Trần Văn Dũng tại buổi Tọa đàm: Ký ức và Kỳ vọng – Kỷ niệm 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK),ứngkhoánkhôngchỉlàkênhđầutưmàcònlàkênhtiếtkiệhà lan bóng đá do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán Việt Nam tổ chức chiều 28/7/2020. TTCK khai mở vô vàn khó khăn, nhưng phát triển thành công Chia sẻ tại tọa đàm, ông Lê Văn Châu – Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán, nguyên Chủ tịch UBCKNN – người đặt nền móng cho TTCK thành lập và phát triển, nhớ lại: Những ngày đầu xây dựng TTCK đầy khó khăn, từ con người đến vật chất, kinh nghiệm, kiến thức. “Chúng tôi đảm nhiệm nhiệm vụ đó từ “hai bàn tay trắng”… nhưng với nhiệm vụ được giao và sự quyết tâm, UBCKNN, các thành viên, tổ chức tham gia thị trường, các tổ chức trung gian có nhiều nỗ lực và sáng tạo, chúng ta đã xây dựng thành công TTCK. Đến nay, TTCK Việt Nam đã gần bắt kịp với TTCK trong khu vực” – ông Lê Văn Châu nói. “Nhìn lại quá trình dài xây dựng TTCK, chúng tôi rất hạnh phúc khi những công ty chứng khoán đầu tiên đều phát triển, trở thành các tổ chức tài chính trung gian trụ cột. Các tổ chức, thành phần khác tham gia thị trường cũng dần được định hình và lớn mạnh. Thời gian tới, mong rằng, mọi hoạt động kinh tế sẽ đều đi qua TTCK. Lúc đó, nền kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ hoàn chỉnh và TTCK sẽ là nhân tố cốt lõi, là phong vũ biểu của nền kinh tế” – Chủ tịch đầu tiên của UBCKNN chia sẻ. | Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Quang Phúc. |
Ông Vũ Bằng – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Chủ tịch UBCKNN cũng cho biết, thời điểm đầu tiên khi xây dựng thị trường rất khó khăn…, bởi bối cảnh thời điểm đó, hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, cổ phần hóa đang manh nha và đa số các doanh nghiệp không chịu lên sàn vì họ rất ngại công bố thông tin. Đội ngũ nhân sự về chứng khoán thì hoàn toàn mới và chưa hiểu nhiều về TTCK. “Chúng tôi đã mở TTCK trong muôn vàn khó khăn nhưng dưới sự hỗ trợ của Chính phủ và UBCKNN, TTCK cuối cùng cũng khai trương phiên giao dịch đầu tiên vào đúng ngày hôm nay của 20 năm trước (28/7/2000). Nhưng chúng ta rất may mắn, đội ngũ nhân sự thị trường trưởng thành rất nhanh và dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, việc yêu cầu cổ phần hóa gắn liền với niêm yết trên thị trường đã tạo ra một thị trường phát triển với nguồn hàng hóa dồi dào” – TS Vũ Bằng nói. TS. Vũ Bằng đánh giá, TTCK đã phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu với nhiều thị trường, đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, hệ thống công nghệ được trang bị hiện đại, vấn đề minh bạch và công bố thông tin đã thay đổi tích cực. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự đều cho rằng, 20 năm thành lập và phát triển, TTCK Việt Nam đã thực sự trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế bên cạnh hệ thống ngân hàng. Dù chặng đường phía trước dù còn nhiều khó khăn nhưng kỳ vọng TTCK sẽ tiếp tục là thị trường quan trọng mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cả nền kinh tế. Mong muốn chứng khoán sẽ là kênh tiết kiệm cho người dân Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán SSI nhớ lại, điểm nhấn đáng nhớ nhất của 20 năm qua là làm thế nào để có nhiều công ty niêm yết trên thị trường. Mặc dù UBCKNN đã vận động rất nhiều, cuối cùng giải pháp đưa ra là tham mưu chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty niêm yết. Nhờ đó, từ chỗ phải đi kêu gọi khắp nơi không ai tham gia, nhiều công ty bắt đầu lần lượt lên sàn. Đây là nút thắt quan trọng nhất để tạo hàng hóa trên thị trường… Ông Nguyễn Duy Hưng kỳ vọng, để TTCK phát triển hơn trong thời gian tới, mong rằng cơ quan quản lý phải làm sao để thị trường xoay quanh hai chữ “minh bạch”, đồng thời phải xác định được đối tượng cần được bảo vệ. Theo Chủ tịch SSI, nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ là đối tượng cần bảo vệ nhất trên TTCK. “Nếu tất cả chỉ vì một nghĩa chung, thì tôn chỉ là xây cái chung tốt hơn là tạo cái riêng. Tôi chỉ mong muốn là làm sao để thị trường tiệm cận dần và định mức tín nhiệm của thị trường lên cao. Chỉ khi nào chuyển được tiền tiết kiệm sang tài khoản đầu tư, thì các quỹ và các bên mới minh bạch” – ông Hưng nói . Tham dự tại tọa đàm, ông Trần Tiến Dũng – nhà đầu tư tham gia thị trường những ngày đầu cho biết, lựa chọn của mình trở thành nhà đầu tư chứng khoán là đúng đắn. Đây là một nghề chứ không phải thú chơi. Sau 20 năm qua TTCK đã mang lại thành công rất lớn từ kiến thức đến tài chính. “Tiền gửi tiết kiệm trong dân hiện đang rất lớn, trong khi TTCK mang lại hiệu quả tốt như vậy nhưng chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư… Tôi mong muốn thanh khoản thị trường sẽ tăng mạnh hơn nữa, đồng thời, tính minh bạch của thị trường tăng lên để tạo được niềm tin với nhà đầu tư. Thời gian qua, UBCKNN đã làm rất tốt nhưng lượng tiền của các nhà đầu tư bên ngoài còn rất lớn và chưa sẵn sàng bỏ vào TTCK” – ông Trần Tiến Dũng cho biết thêm. Ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, thời gian tới, với nền tảng công nghệ thông tin mới, TTCK sẽ có nhiều cơ hội để triển khai nhiều công việc hơn như, giao dịch trong ngày, rút ngắn T+, ký quỹ,… Mục tiêu là hỗ trợ thanh khoản TTCK nhưng vẫn phải đảm bảo phòng tránh rủi ro; giữ thị trường phát triển ổn định và bền vững, phối hợp với các sở xây dựng các sản phẩm cấu trúc. TTCK đã đạt nhiều kết quả trong 20 năm qua, nhưng sẽ nỗ lực để 5 - 10 năm sau có những thay đổi tích cực khác. Ông Lê Hải Trà – Thành viên Phụ trách HĐQT Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, kỳ vọng TTCK, các công ty chứng khoán sẽ lớn mạnh và chuyên nghiệp hơn trong cung cấp dịch vụ, tăng vốn điều lệ để có thể mở rộng nhiều dịch vụ hơn. | Chủ tịch UBCKNN - Trần Văn Dũng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Quang Phúc. |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBCKNN chia sẻ: “Xây thị trường đã khó, giữ được thì trường khó hơn nhiều… là lời động viên của thế hệ trước. Chặng đường tới là rất khó khăn nhưng “vạn sự khởi đầu nan”, thời kỳ ban đầu xây dựng TTCK chắc chắn là gian nan vất vả hơn thời gian tới… 20 năm với công sức của bao thế hệ là 20 năm khó khăn vất vả, nhưng rất đáng tự hào không chỉ với ngành Chứng khoán mà của đất nước ta… Hành trang để lại cho thế hệ hôm nay là rất lớn, nếu làm không tốt thì rất khó chấp nhận”. Chủ tịch UBCKNN hy vọng rằng, bên cạnh cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục coi kinh tế tư nhân là động lực chính của sự phát triển và được ghi nhận vào Nghị quyết đại hội XIII của Đảng, lúc đó thị trường sẽ thu hút được nhiều hàng hóa hơn và TTCK sẽ hỗ trợ tốt hơn nền kinh tế. Trong thời gian tới, UBCKNN cũng chủ động phát triển và nâng cấp hệ thống công nghệ và sản phẩm mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm hỗ trợ tốt hơn thị trường và các nhà đầu tư…, vì sự phát triển các thành phần kinh tế, vì một thị trường minh bạch và niềm tin của nhà đầu tư. “Chứng khoán không chỉ là kênh đầu tư, mà còn là kênh tiết kiệm cho các nhà đầu tư. Chúng tôi coi sự phát triển nhà đầu tư cá nhân cũng quan trọng như nhà đầu tư tổ chức. Việt Nam với dân số gần trăm triệu người, với số lượng tài khoản tiền gửi ngân hàng rất lớn – đây là cơ hội và mục tiêu lớn cho TTCK” – ông Trần Văn Dũng chia sẻ./. Duy Thái |